Câu 1 : Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nứơc thời Lê và trình bày cách tổ chức đó? Nhận xét về cách tổ chức thời Lê? Câu 3 : Tìm hiểu nhà Lê sơ đã tổ chức quân

Câu 1 : Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nứơc thời Lê và trình bày cách tổ chức đó? Nhận xét về cách tổ chức thời Lê?
Câu 3 : Tìm hiểu nhà Lê sơ đã tổ chức quân đội như thế nào?
Câu 4 : Cách tổ chức quân đội nhà Lê có gì giống và khác so với quân đôi nhà Trần?
Câu 5 : Nhận xét về cách tổ chức quân đội nhà Lê?
Câu 6 : Tìm hiểu những nét lớn về tình hình luật pháp thời Lê sơ?
Câu 7 : Cho biết bộ Luật Hồng Đức có nội dung gì? Nhận xét về bộ luật Hồng Đức?
Câu 8 : Tìm ra những điểm khác giữa bộ luật Hồng Đức so với bộ luật hình thư thời Lý và bộ luật thời Trần?
Câu 9 : Nêu công lao của vua Lê Thánh Tông.
Câu 10 : Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê?

0 bình luận về “Câu 1 : Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nứơc thời Lê và trình bày cách tổ chức đó? Nhận xét về cách tổ chức thời Lê? Câu 3 : Tìm hiểu nhà Lê sơ đã tổ chức quân”

  1. Câu 1 :

    Sơ đồ bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được chia làm hai bộ phận chính:

    • Bộ máy trung ương
    • Bộ máy địa phương:

    Nhận xét :

    • Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ, đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và đầy đủ hơn so với thời Lê Thái Tổ ở một số điều, như triều đình có đầy đủ các bộ, các tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn.
    • Hệ thống thanh tra, giám sát được tăng cường từ triều đình đến các địa phương.
    • Ở các đơn vị hành chính, tổ chức chặt chẽ hơn (nhất là các cấp đạo thừa tuyên), có 3 cơ quan phụ trách mà không tập trung quyền lực vào một An phủ sứ như trước và có phân công trách nhiệm rõ ràng. Bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ hơn.

    Câu 3 : 

    • Đối với quân đội, thời Lê Sơ đã tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông” nghĩa là:
    • Quân đội được chia làm hai bộ phận chính là quân triều đình và quân ở địa phương.
    • Quân đội thời Lê Sơ được chia ra thành các binh chủng riêng biệt, bao gồm: Bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

    Câu 4 : 

    – Giống nhau:cùng thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”  
    – Khác nhau:  
    +quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu  
    +quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.  
    +quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:”quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông

    Câu 5 :

    +Nhận xét về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích:

     – Đoạn trích trên thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của nhà Lê sơ.

    – Đây cũng là lời răn đe, bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

    Câu 6 :
     Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

    Câu 7 :

    – Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quan xâm lược nước ngoài;

    – Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;

    – Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội;

    – Mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh;

    – Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, bảo vệ quyền lợi tài sản của dân chống lại sự đục khoét của quan lại sâu mọt;

    – Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục;

    – Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ;

    – Chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng.

    Nhận xét :

    Bộ luật Hồng Đức là bộ luật đầy đủ nhất từ trước  đến nay  . Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính v.v

    Câu 8 :

    * Giống nhau:

    – Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

    – Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

    – Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

    * Khác nhau:

    – Luật pháp thời Lý – Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.

    – Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…

    Câu 9 :

    Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông :
     Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo ,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)

     Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

    Câu 10 : 

    cau-1-ve-so-do-bo-may-nha-nuoc-thoi-le-va-trinh-bay-cach-to-chuc-do-nhan-et-ve-cach-to-chuc-thoi

    Bình luận
  2. Câu 1:

    *Sơ đồ: mk vẽ ở dưới

    * Trình bày: – Đứng đầu là vua, giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ, ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn

    – Ở địa phương, thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, cả nước được chia làm 5 đạo

    – Dưới đạo là phủ, huyện (miền núi gọi là châu), xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, thay chức An phủ sứ đúng đầu mỗi đạo = 3 ti phụ trách 3 mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên

    – Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã

    * Nhận xét: Bộ máy chính quyền được tổ chức chặt chẽ, hoàn chỉnh

    Câu 3: Tổ chức quân đội thời Lê sơ:

    – Theo chế độ “ngụ binh ư nông”

    – Gồm 2 bộ phận: quân triều đình và quân địa phương

    – Gồm 4 binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh

    – Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận

    Câu 4: 

    *Giống nhau:

    – Đều tuyển chọn theo chính sách “ngụ binh ư nông”

    – Đề cao giữ gìn và bảo vệ chủ quyền quốc gia

    *Khác nhau:

    – Thời Lê sơ:
    + Bộ máy tổ chức quân đội gồm 2 bộ phận (có sự sắp đặt)

    + Vũ khí đa dạng, sắc bén 

    – Thời Trần:

    + Bộ máy tổ chức quân đội gồm 2 bộ phận (không có sự sắp đặt)

    + Vũ khí thô sơ: cuốc, cày,…..

    Câu 6: Luật pháp thời Lê sơ:

    – Năm 1483, vua Lê Thánh Tông ban hành bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật)

    – Nội dung:

    + Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

    + Bảo vệ chủ quyền, giữ gìn truyền thống dân tộc

    + Bảo vệ quyền lợi phụ nữ

    + Khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp

    Câu 7: *Nội dung bộ luật Hồng Đức:

    – Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

    – Bảo vệ chủ quyền, giữ gìn truyền thống dân tộc

    – Bảo vệ quyền lợi phụ nữ

    – Khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp

    +Nhận xét: đầy đủ, hoàn chỉnh, là bộ luật lớn nhất thời kì phong kiến nước ta

    Câu 8: Điểm khác: 

    – Thời Lý – Trần: gồm có Bộ Hình thư (thời Lý), Bộ Hình luật (thời Trần): đơn giản, chưa chặt chẽ

    – Thời Lê sơ: Bộ luật Hồng Đức chặt chẽ, hoàn chỉnh hơn, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, có nhiều điểm tiến bộ hơn; nhà nước hạn chế số lượng nô tì

    cau-1-ve-so-do-bo-may-nha-nuoc-thoi-le-va-trinh-bay-cach-to-chuc-do-nhan-et-ve-cach-to-chuc-thoi

    Bình luận

Viết một bình luận