Câu 1: Vì sao khi nuôi cá, người ta thường cho các loại rong vào bể cá?
Câu 2:
1/ Trong miền hút của rễ, có lông hút. Theo em lông hút có chức năng gì? Cấu tạo
lông hút khác với cấu tạo tế bào thực vật điển hình như thế nào?
2/ Có phải tất cả thực vật đều có lông hút không? Vì sao? Cho ví dụ (2 ví dụ).
Câu 3: Em hãy giải thích tại sao những cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành và
những cây ăn quả thường bấm ngọn?
Câu 1: Khi nuôi cá trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong để cây quang hợp tạo ra nhiều khí oxi cung cấp cho cá, đồng thời cũng hấp thụ khí cacbonic trong bể tạo điều kiện cho cá hô hấp tốt hơn và có tác dụng làm đẹp bể cá cảnh.
Câu 2:
1/ Lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
Cấu tạo khác nhau:
Lông hút: + Không lớn lắm.
+ Lông hút mọc dài đến đâu thì nhân di chuyển đến đó, nhân luôn nằm ở gần đầu lông hút.
+ Không có lục lạp.
Tế bào thực vật: + Không bào nhỏ.
+ Nhân nằm giữa tế bào khi tế bào còn non, nằm sát tế bào khi tế bào già.
+ Có lục lạp.
2/ Không phải tất cả loài cây đều có miền lông hút!
– Các loại cây thủy sinh sống ngập hẳn trong nước thì không có lông hút vì chúng hấp thụ nước qua khắp biểu bì bề mặt cơ thể (rễ, thân, lá)
– Một số loài cây đặc biệt ở trên cạn như thông, sồi,… cũng không có lông hút mà có rễ nấm (1 dạng nấm cộng sinh trên rễ), nước chủ yếu do nấm hấp thụ và cung cấp cho cây.
Câu 3:
+ Những cây lấy gỗ thường tỉa cành vì: Tỉa cành để chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân để thân phát triển cho cây cao lên giúp ta thu hoạch gỗ và vỏ cây.
+ Những cây lấy quả thường bấm ngọn vì: Khi bấm ngọn cây không lên cao, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển đem lại năng suất cao.
ĐÁP ÁN:
C1> Khi nuôi cá trong bể , người ta thường thả thêm vào bể các loại rong để cây quang hợp tạo ra nhiều khí oxi cung cấp cho cá, đồng thời cũng hấp thụ khí cacbonic trong bể tạo điều kiện cho cá hô hấp tốt hơn và có tác dụng làm đẹp bể cá cảnh.
C2>
1. * Lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
* Khác nhau:
Lông hút: + Không lớn lắm.
+ Lông hút mọc dài đến đâu thì nhân di chuyển đến đó, nhân luôn nằm ở gần đầu lông hút.
+ Không có lục lạp.
Tế bào thực vật: + Không bào nhỏ.
+ Nhân nằm giữa tế bào khi tế bào còn non, nằm sát tế bào khi tế bào già.
+ Có lục lạp.
2. Không phải tất cả các rễ cây đều có miền hút, vì miền hút có lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng mà cây sống trong nước thì không có lông hút do rễ mọc chìm trong nước, khi đó nước được hấp thụ qua bề mặt của rễ. ( Bạn tự lấy ví dụ nhé )
C3>
– Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.
Ví dụ: bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau… cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông… được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.
– Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.
Ví dụ: các cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan… tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.