câu 1: vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc và đốt công xưởng? hình thức đấu tranh đó chứng tỏ điều gì?
câu 2: nhận xét tình hình chung của các nước đông nam á cuối TK 19-đầu TK 20
câu 1: vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc và đốt công xưởng? hình thức đấu tranh đó chứng tỏ điều gì?
câu 2: nhận xét tình hình chung của các nước đông nam á cuối TK 19-đầu TK 20
cau 1:1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công
a. Nguyên nhân
– Thời gian làm việc của công nhân từ 12 – 16 giờ/ngày.
– Đồng lương chết đói.
– Điều kiện làm việc rất tồi tàn.
=> Công nhân >< tư sản.
b. Các hình thức đấu tranh đầu tiên
– Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh.
– Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
– Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn.
câu 2:- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm (Thái Lan), đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
– Sau khi thôn tính các nước Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.
– Do chính sách cai trị của thực dân phương Tây càng làm tăng thêm các mâu thuẫn trong xã hội. Từ đó, nhân dân các nước thuộc địa đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền với nhiều hình thức khác nhau.
– Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều thất bại. Tuy nhiên, nó làm cơ sở cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh ở những giai đoạn tiếp theo.
Câu 1:
* Trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân tiến hành đập phá máy móc và đốt công xưởng. Vì:
– Người công nhân phải làm việc trong điều kiện làm việc rất tồi tàn, những nhà máy, công xưởng khói bụi, ẩm thấp,… trong thời gian từ 12 – 16 giờ/ngày với đồng lương chết đói.
=> Những mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản nảy sinh và ngày càng gay gắt.
– Họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản dưới hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
* Hình thức đấu tranh trên chứng tỏ: giai cấp công nhân mới chỉ đấu tranh tự phát. Họ chưa ý thức được kẻ thù và mục tiêu đấu tranh của mình. Họ cho rằng nguyên nhân của sự những đau khổ ấy là do máy móc, công xưởng mà ra.
Câu 2: Tình hình chung của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
– Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối chính trị, tình hình kinh tế, xã hội.
– Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á.
– Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á đã nổ ra ngay sau khi thực dân phương Tây xâm lược một cách mạnh mẽ, liên tục với một tinh thần anh dũng và lực lượng quần chúng nhân dân (chủ yếu là công nhân và nông dân) tham gia đông đảo. Tuy nhiên, các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.