Câu 1. Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á có thuận lợi gì cho sự phá triển kinh tế – xã hội? Câu 2. Nêu đặc điểm xã hội Đông Nam Á

By Parker

Câu 1. Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á có thuận lợi gì cho sự phá triển kinh tế – xã hội?
Câu 2. Nêu đặc điểm xã hội Đông Nam Á

0 bình luận về “Câu 1. Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á có thuận lợi gì cho sự phá triển kinh tế – xã hội? Câu 2. Nêu đặc điểm xã hội Đông Nam Á”

  1. Câu 1: Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á có thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội:

    – Vị trí gần nhau, hầu hết các nước Đông Nam đều tiếp giáp với biển, rất thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển.

    –  Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng ⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa.

    – Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau.

    Câu 2: Đặc điểm xã hội Đông Nam Á:

    – Đông Nam Á có các biển, vịnh biển ăn sâu vào đất liền, tạo điều kiện cho các luồng di dân giữa đất liền và các đảo, cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc.

    – Người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất như cùng trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính… 

    – Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo

    – Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng trong nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và đang cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện, cùng nhau phát triển đất nước và khu vực.

    Trả lời
  2. Câu 1:

     + Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

         + Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.

         + Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.

         + Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

    Câu 2: – Đông Nam Á có các biển, vịnh biển ăn sâu vào đất liền, tạo điều kiện cho các luồng di dân giữa đất liền và các đảo, cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. các dân tộc
    – Vị trí cầu nối và nguồn tài nguyên giàu có của Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý của các nước đế quốc
    – Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành được độc lập.

    Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng trong nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và đang cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện, cùng nhau phát triển đất nước và khu vực.

    Trả lời

Viết một bình luận