Câu 1. Vị tướng nào đóng vai trò quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên năm 1258 A. Trần Thủ Độ B.

Câu 1. Vị tướng nào đóng vai trò quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mông – Nguyên năm 1258
A. Trần Thủ Độ B. Trần Quang Khải
C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Nhật Duật
Câu 2. Vị vua nào của nhà trần đã hai lần lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống
Mông – Nguyên vào các năm 1285, 1287 – 1288
A. Trần Thái Tông B. Trần Thánh Tông
C. Trần Nhân Tông D. Trần Anh Tông
Câu 3. Chiến thắng nào của nhà Trần đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta
của quân Mông – Nguyên?
A. Đông Bộ Đầu       B. Chương Dương
C. Hàm Tử       D. Bạch Đằng
Câu 4. Cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa nào đã mở đầu cho truyền thống kết thúc
cuộc chiến tranh một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng
giềng của dân tộc ta?
A. Chống Tống thời Tiền Lê B. Chống Tống thời Lý
C. Chống Mông – Nguyên thời Trần D. Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống
ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?
A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc
B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ
thù
C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc
D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật
Câu 6. Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách
đánh giặc giữ nước là
A. Bình Than và Diên Hồng B. Bình Than và Bạch Đằng
C. Diên Hồng và Lam Sơn D. Diên Hồng và Bạch Đằng
Câu 7. Người thiếu niên trẻ tuổi có tinh thần căm thù giặc sâu sắc, đã bóp nát quả cam
trong tay khi không được vào dự họp bàn kế sách đánh giặc là
A. Trần Quang Khải B. Trần Quốc Tuấn
C. Trần Quốc Toản D. Trần Bình Trọng
Câu 8. Người lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi,
lập nên triều đại Lê sơ là
A. Lê Hoàn      B. Lê Lợi C. Lê Lai    D. Nguyễn Trãi
Câu 9. Ai là tác giả của những Câu thơ bất hủ: “…Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn
xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc – Nam cũng
khác….”?
A. Lý Thường Kiệt       B. Trần Hưng Đạo
C. Nguyễn Trãi       D. Quang Trung
Câu 10. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng
A. Chùa Quỳnh Lâm B. Văn miếu
C. Chùa Một Cột D. Quốc tử giám
Câu 11. Quốc gia Đại Việt tổ chức khoa thi đầu tiên tại kinh thành Thăng Long vào
năm nào?
A. Năm 1070      B. Năm 1071 C. Năm 1073      D. Năm 1075
Câu 12. Giáo dục nho giáo có hạn chế gì ?
A. Không khuyến khích việc học hành thi cử
B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
C. Nội dung chủ yếu là kinh sử
D. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học
Câu 13. Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta là
A. Đại Việt sự kí B. Lam Sơn thực lục
C. Đại Việt sử kí toàn thư D. Đại Việt sử lược
Câu 14. Năm 1527, vương triều Mạc được thành lập là do
A. Các tướng lĩnh trong triều Lê sơ đã suy tôn Mạc Đăng Dung lên làm vua
B. Vua Lê tự nguyện nhừng ngôi cho Mạc Đăng Dung
C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi
D. Nhà Minh ép vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung
Câu 15. Trong những năm đầu thành lập, nhà Mạc đã xây dựng chính quyền theo mô
hình nào?
A. Theo mô hình nhà nước thời Lý – Trần
B. Theo mô hình cũ của triều Lê sơ
C. Giữ nguyên bộ máy quan lại của triều Lê sơ
D. Theo mô hình của nhà Minh ở Trung Quốc

0 bình luận về “Câu 1. Vị tướng nào đóng vai trò quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên năm 1258 A. Trần Thủ Độ B.”

  1. Câu 1: C. Trần Quốc Tuấn

    Câu 2: C. Trần Nhân Tông

    Câu 3: D. Bạch Đằng

    Câu 4: B. Chống Tống thời Lý

    Câu 5: C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc

    Câu 6: A. Bình Than và Diên Hồng

    Câu 7: C. Trần Quốc Toản

    Câu 8: B. Lê Lợi

    Câu 9: C. Nguyễn Trãi   

    Câu 10: B. Văn miếu

    Câu 11: D. Năm 1075

    Câu 12: B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế

    Câu 13: A. Đại Việt sự kí

    Câu 14: C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi

    Câu 15: B. Theo mô hình cũ của triều Lê sơ

    Bình luận

Viết một bình luận