câu 1: viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng giới thiệu về ca huế trên sông hương trong đó có sd phép liệt kê (gạch chân dưới nỗi phép liệt kê) câu 2:

câu 1: viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng giới thiệu về ca huế trên sông hương trong đó có sd phép liệt kê (gạch chân dưới nỗi phép liệt kê)
câu 2: “mùa xuân là têt trồng cây
làm cho đất nước ngày ngày càng xuân”
Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì qua 2 dòng thơ này? Vì sao việc tròng cây trong mùa xuân của đất nước lại có thể góp phần tạo nên mùa xuân của đất nước
cần gấp

0 bình luận về “câu 1: viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng giới thiệu về ca huế trên sông hương trong đó có sd phép liệt kê (gạch chân dưới nỗi phép liệt kê) câu 2:”

  1. 1.Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.

    2.

    1. Mở bài

    – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói của Bác Hồ “Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.”

    2. Thân bài

    a/ Giải thích sơ lược vấn đề

    – Mùa xuân:…Tết:…

    – Càng xuân: Hiểu như thế nào?

    b/ Vì sao ra tham gia phong trào trồng cây này?

    Vì :

    – Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên nó giúp ta điều hoà không khí như hút khí CO2 nhả khí O2

    – Ngăn chặn lũ lụt

    – Tô điểm màu xanh cho đất nước thêm đẹp

    c/ Làm như thế nào để thực hiện lời dạy của Bác

    – Chống phá hoại rừng xanh

    – Chăm sóc và bảo vệ cây xanh nơi em sinh sống…

    – Giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn

    3. Kết bài:

    – Thực hiện lời dạy của Bác mùa xuân nào nhân dân ta cũng trồng cây đầu xuân…

    – Bản thân em ý thức như thế nào?

    – Tham gia nhiệt tình việc trồng cây ở nhà, ở trường…

     

            Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nước thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:

    “Mùa xuân là tết trồng cây,

    Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

            Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

            Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác, vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .

            Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.

    Bình luận

Viết một bình luận