Câu 10: Hai thanh kim loại cùng bản chất, cùng tiết diện ngang, chiều dài ban đầu l01 = 2 l02. Đặt vào hai thanh những lực có cùng độ lớn. Gọi độ biến

By Vivian

Câu 10: Hai thanh kim loại cùng bản chất, cùng tiết diện ngang, chiều dài ban đầu l01 = 2 l02.
Đặt vào hai thanh những lực có cùng độ lớn. Gọi độ biến dạng của các thanh lần lượt là
∆l1 và ∆l2. Chọn biểu thức đúng?
A. ∆l1 = 2∆l2 B. ∆l1 = ∆l2. C. 2∆l1 = ∆l2 D. 4∆l1 = ∆l2
Câu 11: Hai thanh kim loại cùng bản chất, có tiết diện ngang S1 = 2S2, chiều dài ban đầu
l01 = 2 l02. Đặt vào hai thanh những lực có cùng độ lớn. Gọi độ biến dạng của các thanh lần
lượt là ∆l1 và ∆l2. Chọn biểu thức đúng?
A. 4∆l1 = ∆l2 B. ∆l1 = ∆l2. C. ∆l1 = 2 ∆l2 D. 2∆l1 = ∆l2
Câu 12: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau, thanh thứ nhất có chiều dài tự nhiên gấp
đôi, suất Yuong bằng một nửa, đường kính gấp ba lần thanh thứ hai. Gọi k1 và k2 lần lượt là
độ cứng của chúng. Chọn biểu thức đúng?
A. k1 = 3k2 B. k1 = 3/4.k2 C. k1 = 9k2 D. k1 = 9/4.k2
Câu 13: Hai thanh kim loại có cùng bản chất, cùng tiết diện ngang, có chiều dài ban đầu
chênh lệch nhau 1%. Độ cứng của thanh dài hơn là 100 N/m, độ cứng của thanh ngắn hơn là?
A. 101 N/m. B. 99 N/m. C. 10000 N/m. D. 1 N/m.
Câu 14: Một thanh kim loại có suất đàn hồi 7.1010 (Pa), có một đầu cố định. Muốn thanh dài
thêm 1% thì cần đặt vào thanh một ứng suất bằng?
A. 7.1010 (Pa) B. 3,5.109(Pa) C. 1,4.1010 (Pa) D. 7.108(Pa)
trả lời câu nào cx đc nha mong mn giúp mik vs
trả lời đc hết thì mik vote 5 sao

0 bình luận về “Câu 10: Hai thanh kim loại cùng bản chất, cùng tiết diện ngang, chiều dài ban đầu l01 = 2 l02. Đặt vào hai thanh những lực có cùng độ lớn. Gọi độ biến”

  1. 10A

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}
    \dfrac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \dfrac{{{l_{{0_2}}}}}{{{l_{{0_1}}}}} = \dfrac{1}{2}\\
     \Rightarrow \dfrac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \dfrac{{{k_2}}}{{{k_1}}} = 2\\
     \Rightarrow \Delta {l_1} = 2\Delta {l_2}
    \end{array}\)

    11B

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}
    \dfrac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}}.\dfrac{{{l_{{0_2}}}}}{{{l_{{0_1}}}}} = 2.\dfrac{1}{2} = 1\\
     \Rightarrow \dfrac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \dfrac{{{k_2}}}{{{k_1}}} = 1\\
     \Rightarrow \Delta {l_1} = \Delta {l_2}
    \end{array}\)

    12D

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}
    \dfrac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \dfrac{{{\varepsilon _1}}}{{{\varepsilon _2}}}.\dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}}.\dfrac{{{l_{{0_2}}}}}{{{l_{{0_1}}}}} = \dfrac{1}{2}{.3^2}.\dfrac{1}{2} = \dfrac{9}{4}\\
     \Rightarrow {k_1} = \dfrac{9}{4}{k_2}
    \end{array}\)

    13B

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}
    \dfrac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \dfrac{{{\varepsilon _1}}}{{{\varepsilon _2}}}.\dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}}.\dfrac{{{l_{{0_2}}}}}{{{l_{{0_1}}}}} = 1.1.\dfrac{{0,99}}{1} = 0,99\\
     \Rightarrow {k_1} = 99N/m
    \end{array}\)

    14 Đề không rõ ràng

    Trả lời

Viết một bình luận