Câu 10: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người? A. Công an. B. Những người mà pháp luật cho phép. C. Bấ

Câu 10: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?

A. Công an.
B. Những người mà pháp luật cho phép.
C. Bất kỳ người nào.
D. Viện Kiểm sát.

Câu 11: Hành vi nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
A. Tự ý xông vào nhà người khác. C. Công an bắt đối tượng truy nã đang lần trốn tại đó.
B. Xông vào nhà hàng xóm tìm gà bị mất phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.
C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị khi bạn. D. Công an xã tự ý khám xét nhà người dân.
Câu 12: Hành vi nào dưới đây vi
nhờ
B. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận.
D. Bóc xem thư của bạn thân.
II. Tự luận:(7đ)
Câu 1:( 2đ ):
Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ? Nêu ví dụ?
Câu 2: ( 2đ )
Việc học tập có ý nghĩa như thế nào với mỗi con người? Trình bày quy định của pháp luật về học tập?
Câu 3:( 3đ ):
T và H ở cạnh nhà nhau, do nghi ngờ H nói xấu mình, T đã chửi H và còn rủ anh trai đánh H.
Theo em, T có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể… không ? Trong trường hợp đó, H có thể có những cách ứng xử nào ? Cách nào là tốt nhất ?

0 bình luận về “Câu 10: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người? A. Công an. B. Những người mà pháp luật cho phép. C. Bấ”

  1. Câu 10: A. Công an.

    Câu 11: C. Công an bắt đối tượng truy nã đang lần trốn tại đó.

    Câu 12: D. Bóc xem thư của bạn thân.

    II. Tự luận:(7đ)

    Câu 1:( 2đ ):

    Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

    VD : Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an phường. Trong việc này, ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an phường ngay lập tức bắt giam anh X.

    Câu 2: ( 2đ )

    Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
    Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
    Câu 3:( 3đ ):

    – T vi phạm pháp luật: đã chửi và rủ người đánh N. T đã lôi kéo người khác cùng phạm tội. Như vậy, T đã xâm phạm danh dự, thân thể và sức khoẻ của N .
    – Anh trai T sai: Vì không những không can ngăn em mình mà lại tiếp tay cho T đánh N , đã sai càng sai hơn.
    – N có thể có cách ứng xử:
    + N giải thích cho T hiểu mình không nói xấu bạn.
    + N phải bảo vệ mình.
    + N thông báo cho bô’ mẹ mình, bố mẹ T, thầy cô giáo, hoặc chính quyền địa phương để tìm sự giúp đỡ.

    Cách tốt nhất là : N thông báo cho bô’ mẹ mình, bố mẹ T, thầy cô giáo, hoặc chính quyền địa phương để tìm sự giúp đỡ.

    $#TheNights$

    Bình luận
  2. Câu 10: B 

    Câu 11: C 

    Câu 12: A

    II/ Tự Luận: 

    Câu 1: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta ( Điều 22 Hiến pháp 2013) 
    VD: + Tự tiện vào người khác mà không có sự đồng ý hay cho phép của chủ nhà.

    + Tự tiện đuổi người trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ.

    Câu 2:

    – Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có hiểu biết được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

    – Về học tập, pháp luật nước ta quy định: Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện:

    – Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học ;có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể ,có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.
    – Trẻ em có nghĩa vụ hoàn thành cấp học phổ cập theo quy định của Nhà nước

    – Gia đình ( cha mẹ hoặc người đỡ đầu ) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học. 

    Câu 3: 

    T vi phạm pháp luật: đã chửi và rủ người đánh H. T đã lôi kéo người khác cùng phạm tội. Như vậy, T đã xâm phạm danh dự, thân thể và sức khoẻ của H.

    – Anh trai T sai: vì không những không can ngăn em mình mà lại tiếp tay cho T đánh H.

    – H có thể có cách ứng xử:

         + H giải thích cho T hiểu mình không nói xấu bạn.

         + H phải bảo vệ mình.

         + H thông báo cho bố mẹ mình, bố mẹ T , thầy cô giáo, hoặc chính quyền địa phương để tìm sự giúp đỡ.

    – Cách tốt nhất là H phải tự bảo vệ mình và thông báo, tìm sự giúp đỡ của những người có trách nhiệm: bố mẹ H, bố mẹ T, thầy cô giáo cùng địa phương nơi hai người cư trú.

    Chúc bạn học tốt ❤️❤️❤️

    Bình luận

Viết một bình luận