Câu 11: Nội dung nào dưới đây khi nói về nguyên nhân thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867 là không đúng?
A. Một số lãnh tụ tiêu biểu của phong trào bị thực dân Pháp bắt.
B. Các sĩ phu không bám đất, bám dân để tổ chức kháng chiến.
C. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn.
D. Do tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta
Câu 12: Sắp xếp các sự kiện dưới đây cho đúng trình tự thời gian:
1.Khởi nghĩa Trương Định.
2.Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến ở mặt trận Đà Nẵng.
3.Khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm.
A. 1,3,2. B. 2,1,3. C. 3,2,1. D. 2,3,1.
Câu 13: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, thái độ của triều đình Huế đối với các nghĩa binh chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì như thế nào?
A. Khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh chống Pháp.
B. Yêu cầu các nghĩa binh cùng quân triều đình chống Pháp.
C. Cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh chống Pháp.
D. Ra lệnh giải tán các nghĩa binh chống Pháp.
Câu 14: Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang
A. phát triển nhanh chóng.
B. có nền công thương nghiệp phát triển.
C. ổn định và phát triển.
D. khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
Câu 15: Nhận xét nào dưới đây về thái độ, hành động chống Pháp xâm lược của vua quan triều Nguyễn từ năm 1858 đến năm 1873 là đúng?
A. Nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp.
B. Kiên quyết kháng chiến chống Pháp bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến.
C. Phối hợp chặt chẽ với nhân dân tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Chủ động tấn công, kháng chiến bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo.
Câu 16: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, triều đình Huế xây dựng Đại đồn Chí Hòa (Gia Định) năm 1860 nhằm mục tiêu gì?
A. Chuẩn bị tấn công quân Pháp.
B. Để thực hiện chiến lược phòng ngự.
C. Củng cố lực lượng đợi thời cơ.
D. Để chứng tỏ sức mạnh của mình.
Câu 17: Để chống lại liên quân Pháp – Tây Ban Nha, tại mặt trận Đà Nẵng (1858), quân dân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật gì?
A. Đắp lũy phòng thủ, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
B. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp.
C. Tập trung toàn bộ lực lượng, chủ động tấn công.
D. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ Kinh thành Huế.
Câu 18: Vào giữa thế kỷ XIX, Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngoài chủ yếu là do
A. chính sách cấm đạo của triều đình nhà Nguyễn.
B. chính sách cô lập Việt Nam của các nước tư bản.
C. chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn.
D. chính sách xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây khi nói về lý do Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858) là không đúng?
A. Đà Nẵng có nhiều giáo dân để ủng hộ khi Pháp đánh Đà Nẵng.
B. Đà Nẳng là nơi tập trung chủ yếu quân chủ lực của triều đình Huế.
C. Đà Nẵng gần Kinh thành Huế, làm bàn đạp để tấn công Huế.
D. Đà Nẵng là cửa cảng sâu, tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động.
Câu 20: Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là
A. quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền.
B. quốc gia phong kiến phát triển mạnh.
C. quốc gia phong kiến, bị lệ thuộc vào nhà Thanh.
D. quốc gia phong kiến đã mất chủ quyền dân tộc.
Câu 21: Pháp đã lấy cớ gì để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vào năm 1858?
A. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
B. Nhà Nguyễn bắt tay với triều đình Mãn Thanh chống lại Pháp.
C. Triều đình nhà Nguyễn tàn sát giáo sĩ Pháp và Tây Ban Nha.
D. Triều đình nhà Nguyễn có sự phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán.
12B 2,1,3.
13D Ra lệnh giải tán các nghĩa binh chống Pháp.
14D khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
15A Nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp.
16B Để thực hiện chiến lược phòng ngự.
17AĐắp lũy phòng thủ, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
18C chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn.
19 Đà Nẵng có nhiều giáo dân để ủng hộ khi Pháp đánh Đà Nẵng.
20A quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền.
21C Triều đình nhà Nguyễn tàn sát giáo sĩ Pháp và Tây Ban Nha.
Nếu bạn thấy hay nhớ vote 5s và câu trả lời hay nhất nhé
Câu 11:
D. Do tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta
Câu 12:
A. 1,3,2.
Câu 13:
D. Ra lệnh giải tán các nghĩa binh chống Pháp.
Câu 14:
D. khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
Câu 15:
A. Nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp.
Câu 16:
B. Để thực hiện chiến lược phòng ngự.
Câu 17:
C. Tập trung toàn bộ lực lượng, chủ động tấn công.
Câu 18:
C. chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn.
Câu 19:
B. Đà Nẳng là nơi tập trung chủ yếu quân chủ lực của triều đình Huế.
Câu 20:
A. quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền.
Câu 21:
C. Triều đình nhà Nguyễn tàn sát giáo sĩ Pháp và Tây Ban Nha.