Câu 13. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân? A. Là thực thi quyền tối thiểu của người làm chủ nhà n

By Gabriella

Câu 13. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công
dân?
A. Là thực thi quyền tối thiểu của người làm chủ nhà nước và xã hội.
B. Là quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống.
C. Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện.
D. Là cơ sở pháp lí quan trọng để công dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước.
THÔNG HIỂU
Câu 1. Việc cử tri phải tự tay viết phiếu và tự bỏ phiếu là thể hiện nguyên tắc bầu cử
A. phổ thông. B. bình đẳng. C. trực tiếp. D. bỏ phiếu kín.
Câu 3: Pháp luật quy định về điều kiện tự ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân các
cấp là
A. mọi công dân đủ 18 tuổi kh ông vi phạm pháp luật.
B. mọi công dân đủ 18 tuổi , có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
C. mọi công dân đủ 21 tuổi , có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
D. mọi công dân đủ 21 tuổi , có năng lực và không vi phạm luật.
Câu 4: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc bầu cử
A. phổ thông. B. trực tiếp. C.bỏ phiếu kín. D. bình đẳng.
Câu 5: Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con
đường nào dưới dây?
A. Tự bầu cử. B. Được chỉ định. C. Được giới thiệu. D. Được đề cử.
Câu 6. Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì
có quyền
A. khởi kiện ra Tòa Hành chính. B. báo với giám đốc công an.
C. trình bày với chủ tịch xã. D. yêu cầu viện kiểm sát giải quyết.
Câu 7. Việc đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến Pháp là biểu hiện quyền nào dưới đây của công
dân?
A. Tham gia vào đời sống xã hội. B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Tự do ngôn luận. D. Bày tỏ ý kiến cá nhân.
Câu 8. Việc làm nào dưới đây không thể hiện đúng trách nhiệm của công dân trong việc thực
hiện các quyền dân chủ?
A. Thảo luận kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương. B. Giám sát hoạt đoạt động giải
quyết khiếu nại.
C. Tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng. D. Góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.
Câu 9: Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt
bằng thuộc quyền dân chủ nào sau đây?
A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. B. Quyền bầu cử và ứng cử.
C. Quyền khiếu nại và tố cáo. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện
thoại và điện tín.
VẬN DỤNG THẤP
Câu 1: Anh A đóng góp ý kiến xây dựng quy ước, hương ước cho xã T. Hành vi này của anh
A thuộc quyền dân chủ nào sau đây?
A. Quyền bầu cử và quyền ứng cử B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
C. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo. D. Quyền tự do lập hội và tự do hội họp.
Câu 2: Ủy ban nhân dân xã A họp dân để bàn và cho ý kiến và mức đóng góp xây dựng cầu
ở địa phương. Như vậy, việc làm của nhân xã A đã thực hiện hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ công khai. C. Dân chủ trực tiếp. D. Dân chủ tập trung.
Câu 3. Anh B đề nghị trưởng công an huyện F xem xét lại quyết định xử lý hành vi vi phạm
pháp luật đối với mình. Anh B đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Tự do đi lại. D. Tự do cư trú.
Câu 4. Nhân dân khu phố A biểu quyết công khai mức đóng góp của mỗi hộ gia đình để xây
dựng nhà văn hóa của khu phố. Việc làm trên thể hiện quyền
A. tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. tự do ngôn luận.
C. tự do bày tỏ ý kiến. D. công khai minh bạch.
Câu 5. Anh C đóng góp ý kiến xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân. Việc làm của C thể
hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân ở phạm vi
A. cấp tỉnh. B. cơ sở C. cả nước. D.một số vùng.
Câu 6. Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ
tập tiêm chích ma túy ở địa phương. Ông A đã thực hiện
A. quyền tố cáo. B. quyền khiếu nại. C. quyền bãi nại. D. quyền khiếu nại và tố cáo.
Câu 7: Nhân dân yêu cầu ủy ban nhân dân xã A công khai kết quả thanh tra, kiểm tra hành vi
tham nhũng của ông B (Phó chủ tịch ủy ban nhân dân). Việc yêu cầu này của nhân dân xã A
thuộc hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Gián tiếp. B. Minh bạch. C. Tập trung. D. Trực tiếp.

0 bình luận về “Câu 13. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân? A. Là thực thi quyền tối thiểu của người làm chủ nhà n”

  1. C13. D. Là cơ sở pháp lí quan trọng để công dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước.

    C1.   D. bỏ phiếu kín.

    C3.   D. mọi công dân đủ 21 tuổi , có năng lực và không vi phạm luật.

    C4.   D. bình đẳng.

    C5.  C. Được giới thiệu

    C6.  A. khởi kiện ra Tòa Hành chính

    C7.  B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

    C8.  C. Tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng.

    C9.  A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.

    C1.  B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.

    C2.  C. Dân chủ trực tiếp.

    C3.  A. Khiếu nại.

    C4.  A. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

    C5.  C. cả nước

    C6.  A. quyền tố cáo.

    C7.  B. Minh bạch.

    Trả lời

Viết một bình luận