Câu 2 . Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân?
Câu 3
a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
b. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn về việc phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta.
@Minz
Câu $2$: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam bản đồ dân cư trang
Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều:
*Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, niền núi:
– Dân cư đông đúc ở đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:
– Đồng bằng Sông Hồng có nơi mật độ dân số cao từ 1001 đến 2000 người/ km2
+) Dải đất phù sa ngọt ĐB Sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2
+) Ở vùng trung du và niền núi dân cư thưa thớt hơn nhiều mật độ dân số thấp:
+) Tây Bắc và Tây nguyên mật độ dân số < 50 người/km2 và từ 50 đến 100 người/km2
*Phân bố không đều giữa đồng bằng Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long:
– ĐB Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước phần lớn có mật độ dân số từ 501 đến 2000 người/km2
– ĐB Sông Cửu Long mật độ từ 101 đến 200 người /km2 và từ 501 đến 1000 người/km2
*Phân bố không đều ngay trong một vùng kinh tế:
– Đồng bằng Sông Hồng vùng trung tâm ven biển phía đong mật độ > 2000 người/km2 rìa phía bắc, đông bắc, Tây nam mật độ chỉ từ 201 đến 500 người/km2
– Đồng bằng Sông Cửu Long ven sông Tiền mật độ 501 đến 1000 người/km2 Đồng Tháp Mười và Hà Tiên chỉ có 50 đến 100 người/km2
*Phân bố không đều ngay trong một tỉnh: Tỉnh Thanh Hóa Thị xã Sầm Sơn mật độ > 2000 người /km2, phía tây giáp Lào mật độ 50 người/km2
– Nguyên nhân:
+) Điều kiện tự nhiên
+) Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ
+) Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng
Câu $3:$
$a/$ *Những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới:
– Đầu năm 1995 Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.Tháng 7- 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN
– Nước ta cũng đang trong lộ trình thực hiện cam kết của AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ đa phương và song phương
– Tháng 1- 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO
$b/$ Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta.
*Thuận lợi
– Điều kiện tự nhiên
+) Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km
+) Có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang
+) Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn
+) Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,…
+) Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản
+) Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch… có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt
– Điều kiện kinh tế xã hội:
+) Dân cư có nhiều kinh nghiệm có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
+) Cơ sở vật chất được chú trọng
+) Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn
+) Chính sách của Đảng và nhà nước đang có tác động tích cực tới ngành thủy sản
*Khó khăn
+) Hằng năm có 9- 10 cơn bão đổ bộ vào
+) Phương tiện đánh bắt cò chậm đổi mới
+) Hệ thống các cảng cá chưa chưa đáp ứng được yêu cầu
+) Một số vùng biển môi trường bị suy thoái nguồn lợi hải sản bị suy giảm
Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều:
* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, niền núi:
Dân cư đông đúc ở đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao: (0,25đ)
Đồng bằng Sông Hồng có nơi mật độ dân số cao từ 1001 đến 2000 người/ km2 Dải đất phù sa ngọt ĐB Sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2
Ở vùng trung du và niền núi dân cư thưa thớt hơn nhiều mật độ dân số thấp: (0,25đ) Tây Bắc và Tây nguyên mật độ dân số < 50 người/km2 và từ 50 đến 100 người/km2
* Phân bố không đều giữa đồng bằng Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long:
ĐB Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước phần lớn có mật độ dân số từ 501 đến 2000 người/km2 (0,25đ) ĐB Sông Cửu Long mật độ từ 101 đến 200 người /km2 và từ 501 đến 1000 người/km2. (0,25đ)
* Phân bố không đều ngay trong một vùng kinh tế:
Đồng bằng Sông Hồng vùng trung tâm ven biển phía đong mật độ > 2000 người/km2 rìa phía bắc, đông bắc, Tây nam mật độ chỉ từ 201 đến 500 người/km2 (0,25đ) Đồng bằng Sông Cửu Long ven sông Tiền mật độ 501 đến 1000 người/km2 Đồng Tháp Mười và Hà Tiên chỉ có 50 đến 100 người/km2 (0,25đ)
* Phân bố không đều ngay trong một tỉnh: Tỉnh Thanh Hóa Thị xã Sầm Sơn mật độ > 2000 người /km2, phía tây giáp Lào mật độ 50 người/km2 (0,25đ)
Nguyên nhân: (0,25đ)
Điều kiện tự nhiên Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng