Câu 2. Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi? 1 điểm A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi B. Chỉ có t

By Ximena

Câu 2. Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?
1 điểm
A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi
B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi
C. Chỉ có thể tích thay đổi
D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi
Câu 3. Khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí, sự sắp xếp nào sau đây là đúng từ chất nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất nở vì nhiệt ít nhất?
1 điểm
A. Khí – lỏng – rắn
B. Rắn – lỏng – khí
C. Khí – rắn – lỏng
D. Lỏng – rắn – khí
Câu 4. Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
1 điểm
A. Vì phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ
B. Vì phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ
C. Vì phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ
D. Vì phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ
Câu 5. Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?
1 điểm
A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại
B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra
C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại
D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra
Câu 6. Chọn câu phát biểu sai.
1 điểm
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.
B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau
Câu 7. Khi xây cầu, thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó.
1 điểm
A. Để dễ dàng tu sửa cầu.
B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
C. Để tạo thẩm mỹ.
D. Vì tất cả lí do đưa ra.
Câu 8. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn?
1 điểm
A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.
B. Cây thước làm bằng nhôm.
C. Cây thước làm bằng đồng.
D. Các phương án đều sai.
Câu 9. Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.
1 điểm
A. Không có gì thay đổi.
B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.
D. Vào mùa động cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.
Câu 10. Trong ba chất đồng, sắt, nhôm, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?
1 điểm
A. Nhôm – đồng – sắt
B. Nhôm – sắt – đồng
C. Sắt – nhôm – đồng
D. Đồng – nhôm – sắt
Câu 11. Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu, bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn?
1 điểm
A. Nước trào ra nhiều hơn rượu
B. Nước và rượu trào ra như nhau
C. Rượu trào ra nhiều hơn nước
D. Không đủ cơ sở kết luận
Câu 12. Đun nóng một lượng nước đá từ 0 độ C đến 100 độ C. Khối lượng và thể tích của lượng nước đó thay đổi thế nào?
1 điểm
A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng
B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm
C. Khối lượng tăng, thể tích giảm
D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi
Câu 13. Chọn câu phát biểu sai.
1 điểm
A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi
B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau
C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi
D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên
Câu 14. Làm lạnh một lượng nước từ 100 độ C về 50 độ C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi thế nào?
1 điểm
A. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng
B. Ban đầu khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm sau đó bắt đầu tăng
C. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giảm
D. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều không đổi
Câu 15. Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?
1 điểm
A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau
B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau
C. Hai bình cùng chứa một loại chất lỏng
D. Hai bình chứa hai loại chất lỏng khác nhau
Câu 16. Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?
1 điểm
A. Để tiết kiệm đinh
B. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ.
C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 17. Khi tra khâu vào cán dao, bác thợ rèn thường phải
1 điểm
A. làm lạnh khâu rồi mới tra vào cán dao
B. không thay đổi nhiệt độ của khâu
C. nung nóng khâu rồi mới tra vào cán dao
D. nung nóng cán dao
Câu 18. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh? Về mùa đông, ở các xứ lạnh
1 điểm
A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước
B. nước ở giữa hồ đóng băng trước
C. nước ở mặt hồ đóng băng trước
D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc
1 điểm
Giúp mik nhanh vs ak, mik đg cần gấp, cảm ơn trc

0 bình luận về “Câu 2. Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi? 1 điểm A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi B. Chỉ có t”

Viết một bình luận