Câu 2 Nêu Sự Vận Động Tự Quay Của Trái đất và hệ quả Câu 3 Nêu Sự Vận Động Quay Quanh Mặt Trời Và Hệ Quả Câu 4 Trình Bày Cấu Tạo Bên Trong Trái đất Câ

By Reagan

Câu 2 Nêu Sự Vận Động Tự Quay Của Trái đất và hệ quả
Câu 3 Nêu Sự Vận Động Quay Quanh Mặt Trời Và Hệ Quả
Câu 4 Trình Bày Cấu Tạo Bên Trong Trái đất
Câu 5 Nêu Đặc Điểm Các Dạng Địa Hình Núi Bình Nguyên
Câu 6 Nội Lực Là Gì? Ngoại Lực Là Gì? Mối Quan Hệ Giữa 2 Động Tác Này Như Thế Nào
Câu 7 So Sánh Sự Khác Giữa Núi Già và Núi Trẻ
Giúp Mình Hộ Cái Mai Mình Phải Nộp Đề Cương Địa lý r

0 bình luận về “Câu 2 Nêu Sự Vận Động Tự Quay Của Trái đất và hệ quả Câu 3 Nêu Sự Vận Động Quay Quanh Mặt Trời Và Hệ Quả Câu 4 Trình Bày Cấu Tạo Bên Trong Trái đất Câ”

  1. 2.

    Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tưởng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo.

     – Hướng quay của Trái Đất từ Tây sang Đông.       

     – Thời gian tự quay một vòng 24 giờ ( một ngày một đêm)

     – Chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng, đó là khu vực giờ.                  

    – Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ của khu vực giờ gốc và đánh số 0.

     – Nước ta nằm trong khu vực giờ số 7 và thứ 8.

     – Phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây.

     – Kinh tuyến 1800 là đường đổi ngày quốc tế

    3. Sự luân phiên ngày đêm:

    Trái Đất có dạng hình cầu nên do đó Mặt Trời chỉ chiếu sáng đc một nửa. Nửa đc chiếu sáng gọi là ban ngày, nửa còn lại gọi là ban đêm. Nhờ có sự vận động tự quay của Trái Đất là Tây sang Đông nên các nơi trên Trái Đất lần lượt đều có ngày và đêm.

    – Do sự vận động tự quay quanh trục của TĐ nên các vật thể chuyển động trên TĐ đều bị lệnh hướng. Nếu nhìn xuối theo chiều chuyển động thì ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ bị lệch về phía bến phải còn ở nửa cầu Nam thì lệch về bên trái.

    4.

    Gồm 3 lớp:

     Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 10000C).

    – Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C.

     Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km): lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.

    Trả lời
  2. Câu 2:

    – Trái Đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông trong 24 giờ.

    – Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực. Mỗi khu vực có một giờ riêng đó là giờ khu vực.

    *Hệ quả:

    – Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm.

    – Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục còn làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng. Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động, thì ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải, còn nửa cầu Nam sẽ lệch về bên trái.

    Câu 3:

    – Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng Tây sang Đông trên một quỹ đạo hình elip gần tròn.

    – Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày và 6 giờ.

    – Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất không đổi.

    * Hệ quả:

    – Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời, sinh ra các mùa. Các mùa tính theo dương lịch và âm lịch có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

    – Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở nửa cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau.

    Câu 4:

    – Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm ba lớp:

    + Lớp ngoài cùng là lớp vỏ.

    + Ở giữa là lớp trung gian.

    + Trong cùng là lõi.

    Câu 5:

    – Đồng bằng là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m.

    – Có 2 loại đồng bằng chính:

    + Đồng bằng do băng hà bào mòn.

    + Đồng bằng do phù sa của biển và các con sông bồi tụ.

    – Đồng bằng bồi tụ ở các cửa sông lớn gọi là châu thổ.

    – Đồng bằng thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực, thực phẩm.

    Câu 6:

    – Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau.

    – Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất có tác động nén ép làm cho các lớp đá bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài tạo ra hiện tượng núi lửa và động đất.

    – Ngoại lực là lực sinh ra bên ngoài Trái Đất, gồm ha quá trình phong hóa và xâm thực.

    Trả lời

Viết một bình luận