Câu 2: Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào? Kế hoạch đó chủ động, độc đáo ở những điểm nào? Câu 3: Nêu diễn biến và ý nghĩa

Câu 2: Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào? Kế hoạch đó chủ động, độc đáo ở những điểm nào?
Câu 3: Nêu diễn biến và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng?
Câu 4: Tại sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại?

0 bình luận về “Câu 2: Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào? Kế hoạch đó chủ động, độc đáo ở những điểm nào? Câu 3: Nêu diễn biến và ý nghĩa”

  1. Câu 2: * Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

    -Ngô Quyền (898 – 944), người Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

    -Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

    -Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

    -Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch – Quảng Tây – Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.

    -Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình – Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

    -Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

    -Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

    * Kế hoạch đó chủ động, độc đáo ở những điểm nào?

    – Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,…

    – Độc đáo:

    + Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn… chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc. 

    + Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống…

    Câu 3:

    Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

    – Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

    – Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

    – Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

    – Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

    – Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

    ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng?

    – Đây là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.

    – Tiếp tục củng cố và giữ vững nền  độc lập.

    – Mở ra thời kì phát triển đất nước.

    Câu 4: Vì: – Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc

    – Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán

    – Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

    Bình luận
  2. Câu 2:

    Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình – Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

    Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

    Câu 3:

    Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

    Bình luận

Viết một bình luận