Câu 20. Trong các đặc điểm sau đây, đâu là đặc điểm mới nhất của giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ I ? A. Chịu ba tầng áp bức c

Câu 20. Trong các đặc điểm sau đây, đâu là đặc điểm mới nhất của giai cấp công nhân Việt Nam
sau chiến tranh thế giới thứ I ?
A. Chịu ba tầng áp bức của đế quốc – phong kiến – tư sản.
B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân.
C. Kế thừa truyền thống yếu nước đấu tranh bất khuất của dân tộc.
D Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga và tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin.
Câu 21. Sau Chiến tranh Thế giới thứ I, mâu thuần nào trở thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách
hàng đầu?
A. Giai cấp công nhân mâu thuẫn với Tư sản.
B. Nông dân mâu thuẫn với Địa chủ.
C. Tư sản mại bản mâu thuẫn với Tư sản dân tộc.
D. Nhân dân Việt Nam mâu thuẫn với Pháp và bọn phản động tay sai.
3. HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ SẢN, TIỂU TƯ SẢN, CÔNG NHÂN:
Câu 22. Phong trào đấu tranh “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa” là của giai cấp, tầng
lớp nào?
A. Tiểu tư sản. B. Tư sản. C. Công nhân. D. Nông dân.
Câu 23. Trong phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ (1919 – 1925), một số tư sản và địa
chủ lớn ở Nam Kỳ thành lập tổ chức chính trị nào?
A. Đảng Lập Hiến. B. Đảng Thanh Niên. C. Hội Phục Việt. D. Việt Nam Nghĩa Đoàn.
Câu 24. Phong trào dân tộc dân chủ (1919 – 1925) tầng lớp Tiểu Tư sản trí thức đấu tranh với
mục tiêu:
A. Được tự do viết báo. B. Được tự do lập nhà xuất bản.
C. Đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh. D. Đòi quyền tự do, dân chủ.
Câu 25. Người đứng ra thành lập tổ chức công hội (bí mật) ở Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1920 là:
A. Nguyễn Thái Học. B. Tôn Đức Thắng. C. Trần Phú. D. Nguyễn Ái Quốc.
Câu 26. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?
A. Cuộc bãi công của công nhân thợ máy xưởng Ba Son (Tháng 8/1925).
B. Cuộc bãi công của công nhân nhà máy Nam Định – Hải Phòng.
C. Cuộc bãi công của thợ nhuộm Chợ Lớn.
D. Sự ra đời của công hội (bí mật) Sài Gòn – Chợ Lớn.
Câu 27. Cuộc đấu tranh của công nhân thợ máy xưởng Ba Son đã đánh dấu điều gì?
A. Giai cấp công nhân đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.
B. Giai cấp công nhân còn đấu tranh tự phát, lẻ tẻ.
C. phong trào công nhân đi vào đấu tranh tự giác.
D. Giai cấp công nhận đã biết đấu tranh cho mục tiêu kinh tế
4. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ 1919- 1920:
Câu 28. Từ 1919 – 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở:
A. Pháp – Mỹ – Liên Xô B. Anh – Pháp – Liên Xô
C. Pháp – Thái Lan – Trung Quốc D. Pháp – Liên Xô – Trung Quốc
Câu 29. 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nổi bật nào?
A. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. Gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
C. Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vecxai.
D. Viết cuốn Bản Án Chế Độ thực dân Pháp tố cáo tội ác của Pháp.
Câu 30. “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy được vào lực lượng bản thân
mình”. Nhận thức ấy được Nguyễn Ái Quốc rút ra từ sự kiện gì?
A.Bản yêu sách của nhân dân An Nam gởi đến Hội nghị Vecxai nhưng không được chấp nhận.
B. Đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
C. Rút ra được bài học từ thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Mười.
D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản.
Câu 31. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc Việt Nam?
A. Đưa bản yêu sách đến Hội nghị Vecxai.
B. Đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
D. Viết tác phẩm “Đường Kách Mệnh”.
Câu 32. Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1930 là gì?
A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B. Thành lâp Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
D. Khởi thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 33. Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên:
A. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp (1920).
B. Đọc Luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Trở thành Ủy viên trong Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân ở Liên Xô (1923).
D. Tham hội Đại hội V của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô (1924) .
Câu 34. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường
cách mạng vô sản”. Đây là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi:
A. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).
B. Gửi bản yêu sách đến Hội nghị Vecxai (1919).
C. Tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris (1921).
D. Đọc Luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Câu 35. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặc trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919
– 1925)?
A. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng Mười Nga (1917).
B. Đưa Bản yêu sách đến Hội nghị Vecxai (1919).
C. Đọc Luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920).
D. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp (12/1920).

0 bình luận về “Câu 20. Trong các đặc điểm sau đây, đâu là đặc điểm mới nhất của giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ I ? A. Chịu ba tầng áp bức c”

  1. 20.D Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga và tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin.

    21.D Nhân dân Việt Nam mâu thuẫn với Pháp và bọn phản động tay sai.

    22.B Tư sản.

    23.A Đảng Lập Hiến.

    24.D Đòi quyền tự do, dân chủ.

    25.B Tôn Đức Thắng.

    26.A Cuộc bãi công của công nhân thợ máy xưởng Ba Son (Tháng 8/1925).

    27.C Phong trào công nhân đi vào đấu tranh tự giác.

    28.D Pháp – Liên Xô – Trung Quốc.

    29.C Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vecxai.

    30.A Bản yêu sách của nhân dân An Nam gởi đến Hội nghị Vecxai nhưng không được chấp nhận.

    31.B Đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.

    32.A Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

    33.A Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).

    34.D Đọc Luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

    35.D Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).

    Bình luận

Viết một bình luận