Câu 23. Nguyên nhân dẫn đến thương nghiệp nước ta phát triển trong các thế kỉ X – XV?
A. Do nông nghiệp và thương nghiệp phát triển, thống nhất tiền tệ.
B. Do nông nghiệp và thương nghiệp phát triển, thống nhất tiền tệ, chính sách tích cực của nhà nước.
C. Do nông nghiệp và thương nghiệp phát triển, chính sách mở rộng của nhà nước.
D. Do nông nghiệp và thương nghiệp phát triển, hàng hóa nhiều thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
Câu 24. Năm 1149, nhà Lý cho lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh) để làm gì?
A. Làm căn cứ quân sự chống ngoại xâm.
B. Làm cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công.
C. Làm vùng hải cảng để trao đổi hàng hóa với Ấn Độ.
D. Làm vùng hải cảng để trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
Câu 25. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X – XV là
A. hệ thống chợ làng phát triển. B. sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ.
C. sự ra đời của đô thị Thăng Long. D. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống.
Câu 26. Hiểu như thế nào về phép “quân điền” trong lĩnh vực nông nghiệp?
A. Ruộng đất được chia đều cho quân lính sản xuất.
B. Ruộng đất được chia đều cho những Tướng lĩnh trong quân đội.
C. Ruộng đất công được cấp cho các hộ nông dân để sản xuất.
D. Ruộng đất được cấp cho các chùa chiền, tăng lữ.
VẬN DỤNG
Câu 27. Nhân gian có câu “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông. Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”. Nói về đời sống nhân dân nước ta trong triều đại nào?
A. Triều Lý. B. Triều Trần. C. Triều Hồ. D. Triều Lê sơ.
Câu 28. Tại sao nông nghiệp nước ta ở thời kì Lý – Trần – Lê sơ phát triển hơn ở các triều đại trước?
A.Nhà nước đặt phép “quân điền”, quan tâm đến thủy lợi.
B. Nhân dân tích cực sản xuất, chính sách tích cực của nhà nước, đất nước hòa bình.
C. Nhân dân ta ra sức sản xuất, khai hoang và đất nước hòa bình, thống nhất.
D. Sức kéo của trâu bò được đảm bảo, nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
Câu 29. Điểm khác về sự phát triển nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV so với thời Bắc thuộc?
A. Nông nghiệp trồng lúa phát triển, thủy lợi mở mang.
B. Nông nghiệp phát triển, công cụ sắt được sử dụng phổ biến.
C. Khai hoang, mở rộng diện tích, công trình thủy lợi mở mang.
D. Nông nghiệp có sự phát triển toàn diện, năng suất cao.
Câu 30. Tình hình ngoại thương nước ta thời Lê sơ như thế nào so với thời Lý – Trần ?
A. Phát triển vượt bậc.
B. Phát triển hơn nhưng chủ yếu vẫn trao đổi với các nước láng giềng.
C. Chậm phát triển do chính sách hạn chế ngoại thương của nhà nước.
D. Ngoại thương có sự hạn chế, chỉ trao đổi ở một số bến cảng với một số nước.
Câu 31. Nhận xét về sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV ?
A. Nghề thủ công phát triển, hình thành một số làng nghề .
B. Nghề thủ công phát triển, xuất hiện một số nghề mới kĩ thuật cao.
C. Nghề thủ công phát triển, thủ công nghiệp nhà nước ra đời sản xuất vũ khí.
D. Nghề thủ công phát triển, phong phú, hình thành một số làng nghề ,xuất hiện một số nghề mới kĩ thuật cao.
Câu 32. Đánh giá về tình hình thương nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV ?
A. Nội thương phát triển mạnh, ngoại thương tăng cường trao đổi với các nước phương Tây.
B. Nội thương phát triển mạnh, ngoại thương có bước phát triển, tăng cường trao đổi với các nước láng giềng.
C. Nội thương chậm phát triển, ngoại thương phát triển mạnh, đặc biệt là trao đổi với các nước láng giềng.
D. Trao đổi giữa các vùng miền trong nước phát triển , ngoại thương còn hạn chế.
C23 A C24 D C25 C C26 B C27 C C28 A C29 C C30 B C31 B C32 D
23.B 24.D 25.D 26.C 27.D 28.A 29.C 30.B 31. 32.B