Câu 29: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945), mục tiêu cuối cùng của phát xít Đức trong việc chinh phục châu Âu là nước nào? A. Liên Xô.

Câu 29: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945), mục tiêu cuối cùng của phát xít Đức trong việc chinh phục châu Âu là nước nào?
A. Liên Xô. B. Các nước Nam Âu.
C. Pháp. D. Anh.
Câu 30: Chiến thắng Xtalingrát của Hồng quân và nhân dân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) có ý nghĩa như thế nào?
A. Kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Làm xoay chuyển cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Đã đánh đuổi quân Đức ra khỏi lãnh thổ Liên Xô.
D. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức.
Câu 31: Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945), Liên Xô giữ vai trò như thế nào?
A. Góp phần lớn vào việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
B. Giữ vai trò quan trọng trong tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
C. Hỗ trợ liên quân Anh – Mỹ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
D. Là lực lượng đi đầu, chủ chốt và quyết định thắng lợi.
Câu 32: Sự kiện nào dưới đây tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945)?
A. Chiến thắng Cuốc-xcơ từ (8/1943).
B. Chiến thắng Xtalingrát (2/1943).
C. Chiến thắng En A-la-men (10/1942).
D. Chiến thắng Mátxcơva (12/1941).
Câu 33: Hội nghị Muy-ních (9-1938) với sự tham gia của những người đứng đầu các chính phủ
A. Anh, Pháp, Đức, Italia. B. Anh, Pháp, Đức, Tiệp Khắc.
C. Liên Xô, Mỹ, Anh, Đức. D. Liên Xô, Anh, Đức, Tiệp Khắc.
Câu 34: Thực chất của Hội nghị Muy-ních (9-1938) là
A. kế hoãn binh của Anh, Pháp nhằm để chuẩn bị lực lượng.
B. đỉnh cao chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp đối với phát xít.
C. sự đầu hàng của Anh, Pháp đối với chủ nghĩa phát xít.
D. sự bán rẽ quyền lợi của Tiệp Khắc cho Đức.
Câu 35: Ý nào dưới đây không phải là một trong những chuyển biến quan trọng của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. thế và lực trong hệ thống tư bản chủ nghĩa có sự thay đổi.
B. hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở châu Âu và châu Á.
C. một trật tự thế giới mới được hình thành – trật tự thế giới đa cực.
D. phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ.
Câu 36: Chiến thắng Mátxcơva (12/1941) của Hồng quân và nhân dân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) có ý nghĩa như thế nào?
A. Làm xoay chuyển cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Đã đánh đuổi quân Đức ra khỏi lãnh thổ Liên Xô.
C. Kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức.
Câu 37: Vì sao cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ở giai đoạn từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1941 có tính chất phi nghĩa?
A. Phe phát xít gây chiến tranh để chia lại thuộc địa, thị trường.
B. Phát xít Đức thực hiện mưu đồ thống trị toàn bộ thế giới.
C. Anh, Pháp, Mỹ chống phát xít để bảo vệ nguyên trạng hệ thống Vecxai-Oasinhtơn.
D. Cả hai khối đế quốc đeo đuổi mục đích tranh giành thuộc địa, thị trường.
Câu 38: Nội dung nào dưới đây không phải là bài học rút ra từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) đối với việc bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới hiện nay?
A. Ngăn chặn, kiên quyết đấu tranh chống lại mầm mống chủ nghĩa phát xít mới.
B. Tăng cường vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải quyết tranh chấp.
C. Dùng biện pháp quân sự để buộc các quốc gia thủ tiêu vũ khí hạt nhân.
D. Luôn giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
Câu 39: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản đã
A. liên minh chặt chẽ với các nước Mĩ, Anh, Pháp.
B. mâu thuẫn và đối đầu với nhau gay gắt.
C. hình thành liên minh để phát triển kinh tế.
D. hình thành liên minh phát xít – khối trục.
Câu 40: Sự nhượng bộ của Anh, Pháp đối với phe phát xít tại Hội nghị Muy-ních (9-1938) đã tác động như thế nào đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945)?
A. Hạn chế quá trình dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Cứu vãn được tình thế hòa bình ở châu Âu.
C. Đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của phe phát xít.
D. Tạo điều kiện cho bọn phát xít phát động chiến tranh.

0 bình luận về “Câu 29: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945), mục tiêu cuối cùng của phát xít Đức trong việc chinh phục châu Âu là nước nào? A. Liên Xô.”

Viết một bình luận