Câu 3.
a. Trình bày cấu tạo của sán lá gan, giun đũa thích nghi với đời sống ký sinh? Nêu tác hại của hai loài trên?
b. Trình bày vòng đời của hai loài trên?
c. Giun đất có cấu tạo như thế nào thích nghi với đời sống chui luồn trong đất? Vai trò của giun đất?
Câu 4.
a. Tại sao các loài trong ngành chân khớp lớn lên phải lột xác nhiều lần?
b. Nêu vai trò của lớp sâu bọ?
c. Cách dinh dưỡng của châu chấu phá hoại mùa màng như thế nào?
Trả lời đúng , đầy đủ mik sẽ vote 5 sao + cảm ơn
Đáp án:
câu 3:
**a,b)Đại diện cho giun dẹp là sán lá gan có đời sống kí sinh. Cho nên ngoài những đặc điểm chung của ngành Giun dẹp,sán lá gan còn có các đặc điểm thích nghi với kí sinh như:
– Về cấu tạo : Tiêu giảm lông bơi và giác quan, xuất hiện giác bám, tăng cường cơ quan tiêu hoá và cơ quan sinh sản.
– Về đời sống :
+ Sán lá gan đẻ nhiều lứa, nhiều trứng.
+ Ấu trùng cũng có khả năng sinh sản vô tính.
+ Có thay đổi vật chủ.
Đây là sự thích nghi của sán lá gan với kí sinh vì trong vòng đời, tỉ lệ sống sót của các thế hệ sau rất thấp
**
Ngành Giun tròn (gồm giun đũa, giun kim, giun chỉ…) có chung các đặc điểm sau :
– Các nội quan giun tròn nằm trong một khoang cơ thể hình trụ kéo dài. Tuy thế, đó vẫn chưa phải là khoang cơ thể chính thức (vì mới chỉ là khoang nguyên sinh).
– Ruột giun tròn kéo dài, xuất hiện ruột sau và hậu môn.
– Giun tròn vẫn chưa có hệ hô hấp và hệ tuần hoàn : hệ hô hấp hoặc qua da (với loài sống tự do) hoặc yếm khí (với loài sống kí sinh).
– Hệ thần kinh chủ yếu là những dây thần kinh dọc (phần lớn ở mặt bụng) xuất phát từ vòng thần kinh hầu.
– Đa số giun tròn phân tính : Cơ quan sinh sản đực, cái có hình dạng và cấu tạo khác nhau.
Với cấu tạo như vậy, giun tròn có tổ chức cao hơn giun dẹp. Chúng thường kí sinh ở nội tạng động vật và người. có hại đáng kể cho cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ con người.
c)
Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:
– Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.
– Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).
– Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
– Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.
– Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
câu 4:
a) vì ngành chân khớp có lớp vỏ kitin,lớp vỏ này làm cản trở khả năng phát triển của chúng => mỗi lần sinh trưởng chúng phải lột xác để lớn lên
b)Vai trò:
*lợi:
– Làm thuốc chữa bệnh: ong mật,…
– Làm thực phẩm: châu chấu, ấu trùng ong, ấu trùng ve sầu,…
– Thụ phấn cây trồng: ong, ruỗi, bướm,…
– Thức ăn cho động vật khác: muỗi, ruồi, bọ gậy,…
– Diệt các sâu hại: bọ ngựa, ong mắt đỏ,…
*hại:
– Hại ngũ cốc: châu chấu,…
– Truyền bệnh: ruồi, muỗi,…
c) -Thức ăn chồi non vào miệng châu chấu, phần phụ miệng nghiền nhỏ thấm nước bọt tuyến nước bọt tiết trở nên mềm Sau thức ăn đưa sang chứa diều chuyển qua mề để tiếp tục nghiền nhỏ tiêu hóa dịch vị ruột tịt tiết ra.Chất dinh dưỡng sau tiêu hóa nguốn qua ruột vào thể chất bã thải qua hậu môn
-Do đặc điểm châu chấu phàm ăn, lại có hệ tiêu hóa phát triển chuyên ăn chồi non Vì châu chấu đối tượng gây tác hại cho mùa màng người, chúng sinh sản phát triển mạnh