Câu 3: (Nguồn: theo wikipedia)
Nhà vật lý J. J. Thomson, thông qua nghiên cứu trên chùm tia ca tốt năm 1897, đã
phát hiện ra electron và kết luận rằng chúng là một thành phần của mỗi nguyên tử.
Do vậy ông vượt qua niềm tin lâu nay cho rằng nguyên tử là những hạt vô hình,
không thể phân chia của vật chất.
H.3
Vật A + Vật B +
H.4
Năm 1909, Ernest Rutherford (Rơ –
đơ – pho) sử dụng tia alpha—lúc đó
người ta đã biết là nguyên tử điện tích
dương của heli—bắn phá một lá vàng
và nhận thấy phần lớn hạt alpha đi
thẳng qua lá vàng và từ đó tạo ra một
lóe sáng trên màn hứng phía sau nó.
Điều này cho thấy các nguyên tử vàng
có cấu trúc với nhiều khoảng trống.
Nhưng các lóe sáng nhỏ xíu cũng được nhìn thấy ở những phần khác của màn hứng,
đôi khi ở phía trước lá vàng. Điều này cho thấy các nguyên tử vàng làm lệch hướng,
hay ―tán xạ‖ các hạt alpha với góc tán xạ lớn tới mức một số hạt này bị bật trở lại
phía nguồn. Dựa trên những quan sát này, Rutherford đề xuất một mẫu nguyên tử mang
tên ông. Mẫu này còn được gọi là mẫu Nguyên tử có hạt nhân (hình vẽ)
Kết hợp kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Theo Rutherford thì hạt nhân nằm ở vị trí nào trong nguyên tử? Hạt nhân mang
điện tích gì?
b. Vỏ nguyên tử mang điện tích gì? Tổng điện tích của lớp vỏ nguyên tử có độ lớn
(giá trị tuyệt đối) như thế nào điện tích hạt nhân?
a, Hạt nhân nằm ở trong, vị trí giữa của nguyên tử, hạt nhân mang điện tích dương.
b, Vỏ nguyên tử mang điện tích âm.
Tổng điện tích của lớp vỏ nguyên tử có giá trị tuyệt đối bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.
a, Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và neutron. Hạt nhân mang điện tích dương.
b, Vỏ hạt nhân là các electron quay xung quanh nó nên vỏ hạt nhân mang điện tích âm. Tổng điện tích của lớp vỏ nguyên tử bằng điện tích hạt nhân.