Câu 31: Hành vi nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? A. Tự ý xông vào nhà người khác. B. Xông vào nhà hàng xóm tìm con gà bị mất. C. Bắt

By Audrey

Câu 31:
Hành vi nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
A. Tự ý xông vào nhà người khác.
B. Xông vào nhà hàng xóm tìm con gà bị mất.
C. Bắt đối tượng truy nã đang lần trốn tại đó.
D. Công an xã tự ý khám xét nhà người dân.
Câu 32:
Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi nhà ở của họ
B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám của cơ quan có thẩm quyền
C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mới vào nhà họ
D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng
Câu 33:
Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép nói đến quyền nào của công dân ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 34:
Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là:
A. Không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
B. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật.
C. Không ai có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
D. Không tổ chức nào có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
Câu 35:
Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào ?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền dân chủ.
D. Quyền tự do cơ bản.
Câu 36:
Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là?
A. Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.
B. Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ.
C. Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân.
D. Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân.
Câu 37:
Nếu tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị phạt bao nhiêu ?
A. 01 – 1,5 triệu đồng.
B. 01 – 2 triệu đồng.
C. 500 – 1 triệu đồng.
D. Không bị phạt.
Câu 38:
Mức phạt cao nhất khi đọc trộm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là bao lâu?
A. 03 năm tù.
B. 01 năm tù.
C. Cảnh cáo.
D. Trung thân.
Câu 39:
Xâm phạm và đọc trộm mail của người khác là:
A. Vi phạm pháp luật
B. Không vi phạm pháp luật
C. Là vợ chồng nên xem được
D. B và C đúng
Câu 40:
Được xem thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khi nào?
A. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Người đó cho phép.
C. Đọc giùm người bị khiếm thị.
D. Cả A, B, C




Viết một bình luận