Câu 35: Ngày 21/12/1873 gắn liền với chiến thắng nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp? A. Chiến thắng ở Cầu Giấy lần thứ hai. B.

Câu 35: Ngày 21/12/1873 gắn liền với chiến thắng nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp?
A. Chiến thắng ở Cầu Giấy lần thứ hai.
B. Chiến thắng ở Nam Ðịnh.
C. Chiến thắng tại ô Quan Chưởng.
D. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.
Câu 36: “Vua quan triều đình nhà Nguyễn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc để Việt Nam bị mất nước vào tay thực dân Pháp”. Đây là nhận định
A. sai, vì Trung Quốc và nhiều nước lớn mạnh khác dù rất cố gắng đều bị mất độc lập.
B. đúng, vì một số nước ở Châu Á với chính sách kịp thời, phù hợp đã giữ được độc lập.
C. đúng, vì vua quan triều đình Huế không có tinh thần chống Pháp khi bị xâm lược.
D. sai, vì xâm lược thuộc địa là xu thế tất yếu của chủ nghĩa đế quốc lúc bấy giờ.
Câu 37: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những hành động của thực dân Pháp khi đưa quân ra Hà Nội lần thứ nhất?
A. Thương lượng với ta.
B. Giở trò khiêu khích.
C. Tuyên bố mở của sông Hồng.
D. Gửi tối hậu thý yêu cầu nộp thành.
Câu 38: Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A. Triều đình mơ hồ ảo tưởng vào con đường thương thuyết.
B. Do so sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.
C. Triều đình sợ phong trào kháng chiến của nhân dân phát triển.
D. Triều đình sợ Pháp.
Câu 39: Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về chiến thuật đánh của quân dân ta trong chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)?
A. Bao vây quân địch B. Phục kích
C. Phục kích và tấn công. D. Khiêu chiến
Câu 40: Pháp lấy cớ gì để kéo quân ra Bắc Kì lần thứ hai ?
A. Ra Bắc giải quyết vụ Đuy- puy.
B. Ra Bắc điều tra tình hình.
C. Vu cáo triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874.
D. Vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1862.
Câu 41: Trận Cầu Giấy lần nhất (1973) có ảnh hưởng như thế nào đến tinh thần của nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp?
A. Tiêu hao một bộ phận sinh lực của quân Pháp ở Bắc Kì.
B. Pháp quyết tâm đánh chiếm toàn bộ Việt Nam.
C. Nhân dân phấn khởi, Pháp hoang mang lo sợ.
D. Buộc Pháp phải rút quân khỏi Bắc Kì.
Câu 42: Thái độ của Nhà Nguyễn sau khi Pháp chiếm được cửa biển Thuận An ( Huế) năm 1883 là
A. lãnh đạo nhân dân chống Pháp quyết liệt.
B. xin đình chiến.
C. kí hiệp ước đầu hàng.
D. hoang mang, bối rối.
Câu 43: Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận
A. ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.
B. ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.
C. sáu tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.
D. sáu tỉnh Nam Kỳ và đảo Côn Lôn là đất thuộc Pháp.
Câu 44: Ảnh hưởng của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đối với cục diện chiến tranh chống thực dân Pháp của quân dân Việt Nam là
A. Pháp phải tìm cách thương lượng với ta
B. Làm cho thực dân Pháp hoang mang
C. Làm nức lòng nhân dân cả nước
D. Triều đình Huế phải kí hiệp ước.

0 bình luận về “Câu 35: Ngày 21/12/1873 gắn liền với chiến thắng nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp? A. Chiến thắng ở Cầu Giấy lần thứ hai. B.”

  1. 35 – D. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.

    36 – C. đúng, vì vua quan triều đình Huế không có tinh thần chống Pháp khi bị xâm lược.

    37 – D. Gửi tối hậu thư yêu cầu nộp thành.

    38 – A. Triều đình mơ hồ ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

    39 – C. Phục kích và tấn công.

    40 – C. Vu cáo triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874.

    41 – C. Nhân dân phấn khởi, Pháp hoang mang lo sợ.

    42 – B. xin đình chiến.

    43 – C. sáu tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.

    44 – C. Làm nức lòng nhân dân cả nước

    Bình luận

Viết một bình luận