Câu 39: Thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả là vì sao?
A. Có nhiều cây to và sống lâu năm.
B. Có sự sinh sản hữu tính.
C. Có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn.
D. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng, có khả năng
thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái Đất.
Câu 40: Trong các đặc điểm về kiểu rễ và dạng gân lá, đặc điểm nào của Lớp Hai lá mầm?
A. Rễ cọc, gân hình mạng. B. Rễ chùm, gân hình cung hoặc song song.
C. Rễ cọc, gân hình cung hoặc song song. D. Rễ chùm, gân hình mạng.
Câu 41: Dựa vào đâu người ta nói thực vật có khả năng điều hòa không khí ?
A. Sự hô hấp của con người, động thực vật, hoạt động của nhà máy, sự đốt cháy… đều
tiêu tốn khí Oxi và thải ra các khí cacbônic.
B. Thực vật quang hợp tiêu thụ khí cacbônic và thải khí Oxi, góp phần (chủ yếu) làm
cân bằng các khí này trong không khí.
C. Ở thực vật, lượng khí CO2 thải ra trong hô hấp được sử dụng ngay vào quá trình
quang hợp nên vẫn giữ được môi trường trong sạch.
D. Câu A và B đều đúng.
Câu 42: Nhóm cây nào sau đây toàn là cây lương thực ?
A. Rau cải, cà chua, su hào, cải bắp. B. Cây lúa, khoai tây, ngô, kê.
C. Cây mít, cây vải, cây nhãn, cây ổi. D. Cây sen, cây sâm, cây hoa cúc, cà phê.
Câu 43: Trong các đặc điểm sau đây đặc điểm nào đặc trưng nhất đối với cây Hạt trần?
A. Lá đa dạng. B. Sinh sản hữu tính.
C. Có sự sinh sản hữu tính. D. Có hạt hở, chưa có hoa, chưa có quả.
Câu 44: Trong các đặc điểm sau đây đặc điểm nào đặc trưng nhất đối với cây Hạt kín?
A. Có hoa, chưa có quả, hạt nằm trên lá noãn hở.
B. Có hạt kín, có hoa, chưa có quả.
C. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả.
D. Có hạt hở, chưa có hoa, chưa có quả.
Câu 45: Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành…(1)…, noãn phát triển thành…(2)…chứa
phôi, …(3)…phát triển thành….(4)…chứa hạt. Chọn đáp án đúng lần lượt là:
A. (1): noãn, (2): quả, (3): bao hoa, (4): phôi.
B. (1): phôi, (2): bao phấn, (3): bao hoa, (4): quả.
C. (1): phôi, (2): hạt, (3): bầu nhụy, (4): quả.
D. (1): noãn, (2): hạt, (3): bầu nhụy, (4): phôi.
Câu 46: Dựa vào số lá mầm, em hãy cho biết hạt nào dưới đây không cùng nhóm với những
hạt còn lại?
A. Chuối. B. Khoai lang. C. Hoa hồng. D. Đậu tương.
Câu 47: Nhóm nào dưới đây gồm những quả đều là quả mọng?
A. Quả cà chua, quả dưa hấu, quả cam. B. Quả cam, quả lạc, quả dưa hấu.C. Quả cải, quả phượng vĩ, quả dưa hấu. D. Quả mận, quả đào, quả phượng vĩ.
Câu 48: Ở thực vật có hoa, hạt do bộ phận nào của hoa biến đổi thành?
A. Bầu nhụy. B. Bao phấn. C. Noãn. D. Đầu nhụy.
Câu 49: Ở thực vật có hoa, quả chứa hạt do bộ phận nào của hoa biến đổi thành?
A. Bao phấn. B. Noãn. C. Chỉ nhị. D. Bầu nhụy.
Câu 50: Vì sao rêu chỉ có thể phát triển được ở nơi ẩm ướt?
A. Chưa có rễ chính thức chỉ có rễ giả, thân và lá chưa có mạch dẫn.
B. Có rễ chính thức, thân không phân nhánh.
C. Chưa có rễ, thân, lá chính thức.
D. Thân, lá đã có mạch dẫn ở mức độ đơn giản, rễ chưa phát triển.
Câu 51: Trong điều kiện thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon
hoặc phủ rơm rạ. Việc làm trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự nảy mầm của hạt ?
A. Độ thoáng khí. B. Độ ẩm. C. Nhiệt độ. D. Ánh sáng.
Câu 39: D. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng, có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái Đất.
Câu 40: A. Rễ cọc, gân hình mạng
Câu 41: D. Câu A và B đều đúng.
Câu 42: B. Cây lúa, khoai tây, ngô, kê.
Câu 43: D. Có hạt hở, chưa có hoa, chưa có quả.
Câu 44: C. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả.
Câu 45: C. (1): phôi, (2): hạt, (3): bầu nhụy, (4): quả.
Câu 46: A. Chuối
Câu 47: A. Quả cà chua, quả dưa hấu, quả cam.
Câu 48: C. Noãn.
Câu 49: D. Bầu nhụy.
Câu 50: A. Chưa có rễ chính thức chỉ có rễ giả, thân và lá chưa có mạch dẫn.
Câu 51: C. Nhiệt độ
Câu 39 : D
Câu 40 : A
Câu 42 : B
Câu 43 : D
Câu 46 : A
Câu 47 : A
Câu 48 : C
Câu 49 : B
Câu 50 : A
Câu 51 : C