Câu 4: 2 cuộc đấu tranh đầu tiên thời Bắc thuộc đều do phụ nữ lãnh đạo, em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Câu 5: Lập bảng niên biểu thống kê các sự kiệ

Câu 4: 2 cuộc đấu tranh đầu tiên thời Bắc thuộc đều do phụ nữ lãnh đạo, em
có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Câu 5: Lập bảng niên biểu thống kê các sự kiện từ 179TCN đến giữa thế kỉ VI

0 bình luận về “Câu 4: 2 cuộc đấu tranh đầu tiên thời Bắc thuộc đều do phụ nữ lãnh đạo, em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Câu 5: Lập bảng niên biểu thống kê các sự kiệ”

  1. Câu 4: Mình có 2 suy nghĩ nên bạn chọn 1 trong 2 nhé!!!

    Suy nghĩ 1:Em nghĩ rằng phụ nữ cũng có khả năng chiến đấu, khả năng bảo vệ đất nước như các chàng trai. Vậy tại sao khi vào thời phong kiến lại có việc phụ nữ không được đi học? Vi mọi người nghĩ rằng phụ nữ không có khả năng học hỏi, tiếp thu, chỉ cho các cô gái ở nhà và làm việc bếp núc. Suy cho cùng, 2 cuộc đánh tranh đầu tiên thời bắc thuộc đều do phụ nữ lãnh đạo, em nghĩ rằng phụ nữ lúc ấy thật kiên cường, bất khuất.

    Suy nghĩ 2:

    Phụ nữ thời xưa không được đi học, ko được cư xử bình đẳng như nam giới. Nhưng qua hai cuộc khởi nghĩa đầu tiên đã khẳng định rằng nam giới làm được nhưng gì phụ nữ cũng làm được nhưng thứ đó, đã giúp cho phụ nữ có một chỗ đứng trong xã hội. Phụ nữ có thể kiên cường, bất khuất như nam giới, có thể mạnh mẽ như nam giới chứ không phải phụ nữ chỉ yếu đuối.

    Câu 5:

    179 TCN

    sự kiện:Nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm lược.

    anh hùng:An Dương Vương, Triệu Đà

    kết quả:Nước ta rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.

    Năm 40

    sự kiện:Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.

    anh hùng:Trưng Trắc, Trưng Nhị

    kết quả:Giành được thắng lợi.

    Năm 42 – 43

    sự kiện:Kháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược Hán.

    anh hùng:Trưng Trắc, Trưng Nhị

    kết quả:Cuộc kháng chiến thất bại.

    192 – 193

    Hợp nhất các bộ lạc Dừa và Cau

    Khu Liên, Các vua Lâm Ấp.

    Nước Lâm Ấp được thành lập, sau đổi tên thành Cham-pa.

    Năm 248

    sự kiện:Khởi nghĩa Bà Triệu

    anh hùng:Triệu Thị Trinh

    kết quả:Cuộc khởi nghĩa thất bại

    Năm 542 – 544

    sự kiện:Khởi nghĩa Lý Bí

    anh hùng:Lý Bí

    kết quả:Khởi nghĩa thắng lợi, nước Vạn Xuân được thành lập.

    Năm 550

    sự kiện:Cuộc khởi nghĩa của Triệu Quang Phục

    anh hùng:Triệu Quang Phục

    kết quả:Khởi nghĩa thắng lợi, giành lại độc lập.

    Bình luận
  2. Thời kì Bắc Thuộc chỉ thời kỳ Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc.

    Thông thường, các sách sử hiện đại Việt Nam hay dùng từ Bắc thuộc để chỉ giai đoạn hơn một nghìn năm từ khi Hán Vũ Đế thôn tính nước Nam Việt của nhà Triệu (111 TCN) cho đến khi Khúc Thừa Dụ giành lại quyền tự chủ từ tay nhà Đường (905); nghĩa là gộp ba lần Bắc thuộc.

    Theo tác giả Trần Trọng Dương, có ba giả thuyết về thời điểm kết thúc thời kỳ Bắc thuộc: 905, 938, 931.

    Mục lục

    • 1Khái quát
    • 2Bắc thuộc lần thứ nhất
    • 3Bắc thuộc lần thứ hai
    • 4Bắc thuộc lần thứ ba
      • 4.1Thuộc Tùy – Đường
      • 4.2Người Việt tự chủ chống sự xâm chiếm của Nam Hán
    • 5Bắc thuộc lần thứ tư
    • 6Xem thêm
    • 7Tham khảo
    • 8Chú thích

    Khái quát[sửa | sửa mã nguồn]

    Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như:

    1. Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN – 39): nhà Triệu, nhà Hánnhà Hán lập quốc vào khoảng năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam Việt dưới thời nhà Triệu)
    2. Bắc thuộc lần thứ hai (43  541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương
    3. Bắc thuộc lần thứ ba (602  905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.
    4. Bắc thuộc lần thứ tư (1407  1427): còn gọi là thời thuộc minh

    Chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541-602).

    Một số tài liệu khác chia thành ba thời kì. Cách chia này gộp hai thời kỳ đầu (với gián đoạn là khởi nghĩa Hai Bà Trưng) thành thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất. Bài này sử dụng cách chia làm bốn thời kì.

    Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.

    Cũng có một số quan cai trị nghiêm minh, đứng đắn, nhưng số này ít hơn. Nền văn minh Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho  đạo Khổng vào Việt Nam, được coi là người mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam

    Bình luận

Viết một bình luận