Câu 4 (6 điểm): Hỗn hợp X gồm sắt và kim loại R có hóa trị không đổi. Chia 22,59g X thành ba phần bằng nhau. Hòa tan hết phần I bằng dung dịch axit cl

Câu 4 (6 điểm): Hỗn hợp X gồm sắt và kim loại R có hóa trị không đổi. Chia 22,59g X thành ba phần bằng nhau. Hòa tan hết phần I bằng dung dịch axit clohidric thu được 3,696 lit khí hidro. Phần I tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit nitric loãng thu được dung dịch các muối ứng với hóa trị cao nhất của kim loại và 3,36 lit khí NO. 1. Viết các phương trình hóa học xảy ra và xác định tên kim loại R. Biết các thể tích khí đo ở ĐKTC. 2. Cho phần II vào 100ml dung dịch Cu(NO;)2, lắc kỹ để Cu(NO,), phản ứng hết thu được chất rắn Y có khối lượng 9,76g. Viết các PTHH xảy ra và tính nồng độ mol của dung dịch Cu(NO,), ban đầu. Biết rằng khi cho hỗn hợp hai kim loại vào dung dịch Cu(NO,), xảy ra phản ứng thế giữa kim loại và muối theo thứ tự hết kim loại R mới đến sắt tham gia phản ứng (tạo ra muối sắt (II)).
giải chi tiết một tý hộ mik nha!
đừng spam nhé:(
hứa vote 5 sao

0 bình luận về “Câu 4 (6 điểm): Hỗn hợp X gồm sắt và kim loại R có hóa trị không đổi. Chia 22,59g X thành ba phần bằng nhau. Hòa tan hết phần I bằng dung dịch axit cl”

  1. Mỗi phần có 7,53g kim loại  

    Gọi x là mol Fe, y là mol R trong 7,53g

    – TN1: 

    nH2= 0,165 mol 

    Fe+ 2HCl -> FeCl2+ H2 

    2R+ 2nHCl -> 2RCln + nH2 

    => 2x +ny= 0,165.2= 0,33      (1) 

    – TN2: 

    nNO= 0,15 mol 

    Fe+ 4HNO3 -> Fe(NO3)3+ NO+ 2H2O 

    3R+ 4nHNO3 -> 3R(NO3)n+ nNO+ 2nH2O 

    => 3x+ny= 0,15.3= 0,45        (2) 

    Lấy (2) trừ (1) ta có x= 0,12 

    => ny= 0,33-2x= 0,09 

    => y= $\frac{0,09}{n}$ mol 

    m kim loại= 7,53g= 56x+ Ry 

    => 56.0,12+ $\frac{0,09R}{n}$= 7,53 

    => 0,09R= 0,81n

    n=3 => R= 27 (Al) 

    Vậy R là Al

    – TN3: 

    Có 0,03 mol Al, 0,12 mol Fe 

    2Al+ 3Cu(NO3)2 -> 2Al(NO3)3+ 3Cu 

    Fe+ Cu(NO3)2 -> Fe(NO3)2+ Cu 

    * Giả sử CuSO4 chỉ đủ phản ứng với 1 phần Al 

    Có a mol Al phản ứng => Tạo 1,5a mol Cu; dư 0,03-a mol Al và 0,12 mol Fe 

    => 64.1,5a+ 27(0,03-a)+ 0,12.56= 9,76

    => a= 0,03 

    => nCu(NO3)2= 1,5a= 0,045 mol 

    => CM Cu(NO3)2= $\frac{0,045}{0,1}$= 0,45M 

    * Giả sử CuSO4 chỉ đủ phản ứng vừa hết với Al 

    => Sau phản ứng tạo 0,045 mol Cu; dư 0,12 mol Fe 

    m rắn= 0,045.64+ 0,12.56= 9,6g (loại) 

    * Giả sử CuSO4 phản ứng hết với Al và 1 phần Fe 

    Có b mol Fe phản ứng => Tạo b mol Cu 

    Sau phản ứng có 0,045+b mol Cu; dư 0,12-b mol Fe 

    => 64(0,045+b)+ 56(0,12-b)= 9,76

    => b= 0,02 

    => nCu(NO3)2= 1,5nAl+ 0,02= 0,065 mol 

    => CM Cu(NO3)2= $\frac{0,065}{0,1}$= 0,65M 

    * Giả sử Al, Fe tan hết 

    => Tạo 0,045+ 0,12= 0,165 mol Cu 

    m rắn= 0,165.64= 10,56g (loại) 

    Vậy nồng độ mol Cu(NO3)2 là 0,45M hoặc 0,65M

    Bình luận

Viết một bình luận