Câu 4: Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách nhận biết 4 lọ mất nhãn sau: Dung dịch H2SO4 loãng, K2SO4, NaCl, HCl.
Câu 5: Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H¬2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a. Viết phương trình hóa học.
b. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
Câu 6: Cho một lá kẽm có khối lượng 25 gam vào dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, người ta lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân được 24,96 gam.
a. Viết phương trình hóa học.
b. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
c. Tính khối lượng CuSO4 có trong dung dịch.
4) $H_2SO_4$ loãng, $K_2SO_4$, NaCl, HCl.
Dùng quì tím ta nhận biết được nhóm 1: $H_2SO_4$ loãng; HCl (làm quì tím hóa đỏ); và nhóm 2: NaCl, $K_2SO_4$
-) Dùng $BaCl_2$ cho vào từng nhóm một. Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng $BaSO_4$ thì ống đó là $H_2SO_4$ loãng (nhóm 1) và $K_2SO_4$ (nhóm 2); còn lại là HCl và NaCl.
5)
PTHH: \(Zn + {H_2}S{O_4} \to ZnS{O_4} + {H_2}\)
Cu đứng sau H trong dãy điện hóa nên không phản ứng.
Theo PTHH: \({n_{Zn}} = {n_{{H_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1mol\)
\( \to {m_{Zn}} = 0,1.65 = 6,5g\)
\( \to {m_{Cu}} = 10,5 – 6,5 = 4g\)
Chất rắn còn lại sau phản ứng là Cu với m = 4g
6) PTHH: \(Zn + CuS{O_4} \to ZnS{O_4} + Cu \downarrow (2)\)
Khi cho Zn vào dung dịch \({CuS{O_4}}\) thì Zn bị tan ra đồng thời Cu tạo thành bám vào thanh Zn
Nếu gọi số mol Zn phản ứng: x mol
Ta có: \(24,96{\rm{ }} = {\rm{ }}\left( {25 – 65.x} \right){\rm{ }} + {\rm{ }}64x \to x =0,04mol\)
\({m_{Zn}} = 0,04.65 = 2,6g;{m_{CuS{O_4}}} = 0,04.160 = 6,4g\)