Câu 4 . Êlectrôn tự do có trong vật nào dưới đây?
A. Mảnh nilông. B. Mảnh nhôm. C. Mảnh giấy khô. D. Mảnh nhựa.
Câu 5.Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch.
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 6. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ?
A. Bàn là điện. B. Máy sấy tóc. C. Ấm điện đang đun nước. D. Đèn LED.
Câu 7.Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây ?
A.Tác dụng nhiệt.
C. Tác dụng từ. B. Tác dụng phát ra âm thanh.
D. Tác dụng hóa học.
Câu 8. Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?
A. Dòng điện đi qua đèn điốt phát quang có cường độ là 28mA.
B. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35A.
C. Dòng điện đo qua nam châm điện có cường độ là 0,8A.
D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5A
Câu 9. Trong trường hợp nào dưới đây có một hiệu điện thế khác 0 ?
A. Giữa hai cực Bắc, Nam của một thanh nam châm.
B. Giữa hai đầu một cuộn dây dẫn để riêng trên bàn.
C. Giữa hai đầu của bóng đèn pin khi chưa mắc vào mạch.
D. Giữa hai cực của pin còn mới.
Câu 10. Đối với một bóng đèn nhất định, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn này mà giảm dần thì xảy ra điều nào dưới đây ?
A. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn giảm dần.
B. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng dần.
C. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn lúc đầu tăng, sau đó giảm dần.
D. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn không thay đổi.
Đáp án:
Câu 4: B. Mảnh nhôm.
Câu 5: D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 6: D. Đèn LED.
Câu 7: B. Tác dụng phát ra âm thanh.
Câu 8: A. Dòng điện đi qua đèn điốt phát quang có cường độ là 28mA.
Câu 9: D. Giữa hai cực của pin còn mới.
Câu 10: A. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn giảm dần.
Giải thích các bước giải:
Câu 4: Các electron tự do chuyển động hỗn độn tự do trong kim loại mà ở đây chỉ có mảnh nhôm là kim loại ⇒ Đáp án B.
Câu 5: Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước là chiều đi từ cực dương qua dây dẫn đến các thiết bị điện và tới cực âm của nguồn điện ⇒ Đáp án D.
Câu 7: Các tác dụng của dòng điện:
– Tác dụng nhiệt.
– Tác dụng từ.
– Tác dụng phát sáng.
– Tác dụng sinh lí.
– Tác dụng hóa học.
Không có tác dụng phát ra âm thanh ⇒ Đáp án B.
Câu 8: Để ampe kế có giới hạn đo là 50mA (0,05A) phù hợp để để đo cường độ dòng điện thì chỉ đo được các cường độ dòng điện có giới hạn đo nhỏ hơn 50mA còn lớn hơn thì sẽ không đo được do đó chỉ có dòng điện đi qua đèn điốt phát quang có cường độ là 28mA (0,028mA) là phù hợp ⇒ Đáp án A.
Câu 9: Giữa hai cực của pin còn mới sẽ có HĐT khác 0 ⇒ Đáp án D.
Câu 10: Khi HĐT đặt vào hai đầu bóng đèn giảm dần thì CĐDD chạy qua bóng đèn cũng giảm dần ⇒ Đáp án A.
Câu 4 . Êlectrôn tự do có trong vật nào dưới đây?
A. Mảnh nilông. B. Mảnh nhôm. C. Mảnh giấy khô. D. Mảnh nhựa.
Câu 5.Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch.
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 6. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ?
A. Bàn là điện. B. Máy sấy tóc. C. Ấm điện đang đun nước. D. Đèn LED.
Câu 7.Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây ?
A.Tác dụng nhiệt.
C. Tác dụng từ. B. Tác dụng phát ra âm thanh.
D. Tác dụng hóa học.
Câu 8. Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?
A. Dòng điện đi qua đèn điốt phát quang có cường độ là 28mA.
B. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35A.
C. Dòng điện đo qua nam châm điện có cường độ là 0,8A.
D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5A
Câu 9. Trong trường hợp nào dưới đây có một hiệu điện thế khác 0 ?
A. Giữa hai cực Bắc, Nam của một thanh nam châm.
B. Giữa hai đầu một cuộn dây dẫn để riêng trên bàn.
C. Giữa hai đầu của bóng đèn pin khi chưa mắc vào mạch.
D. Giữa hai cực của pin còn mới.
Câu 10. Đối với một bóng đèn nhất định, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn này mà giảm dần thì xảy ra điều nào dưới đây ?
A. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn giảm dần.
B. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng dần.
C. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn lúc đầu tăng, sau đó giảm dần.
D. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn không thay đổi.