Câu 4: Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh
Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền
móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ
XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.
Ông trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941,với hành lý là một chiếc vali nhỏ đan bằng mây
tre để đựng quần áo và một chiếc máy chữ xách tay. Khi vừa đặt chân lên lãnh thổ tổ quốc, ông cầm
lên và hôn vào một nắm đất. Hồ Chí Minh chỉ có một “… ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,
ai cũng được học hành”.
Hỏi:
a. Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết
nhận xét của em về thông tin trên.
b. Em có thể học tập được điều gì ở Bác Hồ?
Câu 3: Bài 2 trang 60 sgk Giáo dục công dân 10: Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên
cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết,
vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô
(I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm,
Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho những người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.
Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ
chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ (Thụy
Sĩ) đã tán thành sáng kiến cuả Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời.
Hỏi:
a. Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết
nhận xét của em về thông tin trên.
b. Em có thể học tập được điều gì ở Đuy-năng?
Câu 3;
a. Qua thông tin trên, ta có thể thấy được sự quan trọng của việc con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Tất cả đều làm nên từ đôi bàn tay của con người nên con người phải được bảo đảm các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.
b. Ta có thể học được tính dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, gian khó của Đuy-năng để bảo vệ cho quyền con người. Con người là chìa khóa, là nhân tố chính cho sự phát triển, mở nên một chế độ xã hội mới, một trình độ văn hóa mới, nơi mà con người có tất cả quyền lợi của mình. Và chúng ta phải hành động để bảo vệ cho chính mình và những người khác.