Câu 42. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế

Câu 42. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi
thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng trong
các câu trả lời sau:
A. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện
công.
B. Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt.
C. Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện
công.
D. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền
nhiệt.
Câu 43. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Chọn câu sai.
A. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng.
B. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm.
C. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đơn
vị là Jun (J).
D. Một hệ cô lập gồm hai vật nóng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật
nóng sang vật lạnh.
Câu 44. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?
A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.
D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 45. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
A. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối
lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.
B. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối
lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.
C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ
của vật càng tăng.
D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì thể tích
của vật cũng tăng.
Câu 46. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào
sau đây của vật không tăng? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Khối lượng. B. Thể tích.
C. Nhiệt năng. D. Nhiệt độ.
Câu 47: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt
độ trong phòng (khoảng 240C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi
thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
A. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
D. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.
Câu 48. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Chọn câu đúng. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên,
cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
A. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
B. Từ cơ năng sang cơ năng.
C. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
Câu 49. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Chọn câu trả lời đúng. Khi nhiệt độ của một vật tăng lên thì:
A. Thế năng của các phân tử cấu tạo lên vật tăng.
B. Động năng của các phân tử cấu tạo lên vật tăng.
C. Động năng của các phân tử cấu tạo lên vật giảm.
D. Nội năng của vật giảm.
Câu 50. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ một quả bóng thì mực thủy
ngân trong nhiệt kế sẽ thay đổi thế nào? Chọn phương án đúng.
A. Không thay đổi.
B. Lúc đầu dâng lên sau đó sẽ tụt xuống.
C. Dâng lên.
D. Tụt xuống.

0 bình luận về “Câu 42. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế”

  1. Đáp án+Giải thích các bước giải:

    Câu 42. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:

    A. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.

    B. Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt.

    C. Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công.

    D. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.

    Câu 43. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Chọn câu sai.

    A. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng.

    B. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm.

    C. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đơn vị là Jun (J).

    D. Một hệ cô lập gồm hai vật nóng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nóng sang vật lạnh.

    Câu 44. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?

    A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.

    B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.

    C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.

    D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.

    Câu 45. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

    A. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.

    B. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.

    C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng.

    D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì thể tích của vật cũng tăng.

    Câu 46. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? Hãy chọn câu trả lời đúng.

    A. Khối lượng.

    B. Thể tích.

    C. Nhiệt năng.

    D. Nhiệt độ.

    Câu 47: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 240C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:

    A. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.

    B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

    C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.

    D. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.

    Câu 48. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Chọn câu đúng. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:

    A. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.

    B. Từ cơ năng sang cơ năng.

    C. Từ cơ năng sang nhiệt năng.

    D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.

    Câu 49. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Chọn câu trả lời đúng. Khi nhiệt độ của một vật tăng lên thì:

    A. Thế năng của các phân tử cấu tạo lên vật tăng.

    B. Động năng của các phân tử cấu tạo lên vật tăng.

    C. Động năng của các phân tử cấu tạo lên vật giảm.

    D. Nội năng của vật giảm.

    Câu 50. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ một quả bóng thì mực thủy ngân trong nhiệt kế sẽ thay đổi thế nào? Chọn phương án đúng.

    A. Không thay đổi.

    B. Lúc đầu dâng lên sau đó sẽ tụt xuống.

    C. Dâng lên.

    D. Tụt xuống.

    Bình luận
  2. Câu 42:     D.

    Vì nhiệt độ của sắt cao hơn nhiệt độ nước nên nhiệt năng của miếng sắt giảm, của nước tăng cho đến khi có sự cân bằng nhiệt.

    Đây là sự truyền nhiệt.

    Câu 43:     C.

    Vì nhiệt năng, công và nhiệt lượng chỉ giống nhau về đơn vị đo chứ theo lí thuyết thì chúng khác nhau về nhiều mặt chứ không hoán toàn giống.

    Câu 44:     C.

    Vì nhiệt năng là tổng động năng các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật mà các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động nên mọi vật đều có nhiệt năng.

    Câu 45:     C.

    Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng.

    Câu 46:     A.

    Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì khối lượng của vật không tăng

    Câu 47:     C.

    Vì nhiệt độ của thỏi kim loại lớn hơn của nước (90°C>24°C) nên nhiệt năng của thỏi kim loại sẽ truyền cho nước khiến nhiệt năng của nước tăng lên và làm cho hiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.

    Câu 48:     A.

    Vì ở đây chỉ có sự truyền nhiệt, không có thực hiện công.

    Câu 49:     B.

    Vì khi nhiệt độ tăng thì các nguyên tử, phân tử sẽ chuyển động nhanh hơn là làm cho động năng của chúng tăng lên

    Câu 50:     D.

    Vì khi không khí phì ra từ quả bóng, một phần nhiệt năng của nó chuyển thành cơ năng nên nhiệt độ của nó giảm làm mực thủy ngân trong nhiệt kế tụt xuống.

    Bình luận

Viết một bình luận