Câu 5. Những nước nào sau đây xuất khẩu lương thực nhiều hàng đầu thế giới ?
A. Trung Quốc , Ấn Độ C. Nga, Mông Cổ
B. Thái Lan, Việt Nam D. Nhật Bản, Ma- lai- xi –a
Câu 6. Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào?
A. Môn- gô- lô- ít B. Ô- xra-lô –ít C. Nê- grô- ít D. Ơ- rô- pê- ô- ít
Câu 7. Loại nông sản nào ở Đông Nam Á chiếm sản lượng lớn nhất?
A. Chè B. Lúa C. Cà phê D. Cao su
Câu 8. Đến năm 1999 Hiệp hội các nước đông Nam Á(ASEAN) có mấy nước ?
A. 8 nước B. 9 nước C. 10 nước D. 11 nước
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 9. Kể tên các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?
Câu 10. Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) được thành lập năm nào?Mục tiêu của ASEAN? Biểu hiện của sự hợp tác?
Câu 5: D
Câu 6: A
Câu 7: C
Câu 8: C
Câu 9:
*Bao gồm 11 quốc gia được chia thành 2 nhóm:
* Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc, do:
– Ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 -1998 và 2008, đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực.
– Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất, còn phụ thuộc vào các nước phát triển.
– Chưa có chính sách thực sự đúng đắn cho sự phát triển công nghiệp- dịch vụ.
– Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,..).
Câu 10:
*Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á:
– Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
– Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.
– Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.
– Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
*Sự hợp tác để phát triển kinh tế -xã hội còn biểu hiện qua :
– Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI
– Nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước thành viên chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đua công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu.
– Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
– Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Cam-pu-chia, Thái Lan. Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po ; từ Mi-an-ma qua Lào tới Việt Nam.
– Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
5B, 6A, 7B, 8C
9 :Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore, Philippines, Campuchia, đông-ti-mo. Vì vào cuối những năm 90 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á gặp khó khăn như khủng hoảng kinh tế, xung đột tôn giáo, thiên tai…
10 :được thành lập vào 8-8-1967. Mục tiêu: giữ vững hoà bình, an ninh, ổn định khu vực và cùng nhau phát triển kinh tế xã hội trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau. Biểu hiện:
+ các nước cùng hợp tác phát triển kinh tế xã hội
+ nước phát triển giúp đỡ nước kém phát triển
+tăng cường trao đổi hàng hoá giữa các nước
+ xây dựng hệ thống đường giao thông nối liền các nước trong khu vực
+đoàn kết, hợp tác cùng giải quyết những khó khăn trong quá trình phát triển.