Câu 5. Từ sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, xu hướng nổi bật đầu tiên của tổ chức ASEAN là A. thành lập Diễn đàn khu vực (ARF). B. thành lập

Câu 5. Từ sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, xu hướng nổi bật đầu tiên của tổ chức ASEAN là
A. thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).
B. thành lập Khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
C. chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế.
D. sự mở rộng thành viên của tổ chức

0 bình luận về “Câu 5. Từ sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, xu hướng nổi bật đầu tiên của tổ chức ASEAN là A. thành lập Diễn đàn khu vực (ARF). B. thành lập”

  1. Câu 5. Từ sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, xu hướng nổi bật đầu tiên của tổ chức ASEAN là:

    A. thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).

    B. thành lập Khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

    C. Chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế.

    D. Sự mở rộng thành viên của tổ chức.

    GT:  

    – Năm 1979, do vấn đề Campuchia, quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với các nước ASEAN trở nên căng thẳng. 

    – Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN.

    – Tình hình khu vực Đông Nam Á sau “chiến tranh lạnh”: mối quan hệ giữa các nước ASEAN với 3 nước Đông Dương đã chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại”.

    – Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức, tiếp đó là Lào, Mi-an-ma vào tháng 7/1997 và Cam-pu-chia tháng 4/1999.

    → Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng các thành viên của tổ chức ASEAN.

    @nguyentrucquynh1511

    Bình luận
  2. Từ sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, xu hướng nổi bật đầu tiên của tổ chức ASEAN là

    A. thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).

    B. thành lập Khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

    C. chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế.

    D. sự mở rộng thành viên của tổ chức

    *GIẢI THÍCH :Từ sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, nước Mỹ rút quân khỏi Đông
    Nam Á và khối SEATO tan rã, mong muốn xây dựng một khu vực độc lập, phát triển,
    thịnh vượng và có tiếng nói trên chính trường quốc tế ngày càng trở thành nhu cầu chung
    của tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, đám mây đen của vấn đề Campuchia đã
    che phủ những dấu hiệu hoà dịu đang xuất hiện tại khu vực và quan hệ Việt Nam với các
    nước thành viên ASEAN trong những năm đầu của “thời kỳ sau chiến tranh Việt Nam”.
    Vì vậy, việc giải quyết vấn đề Campuchia được xem là cơ hội không ch giúp các nước
    trong khu vực xích lại gần nhau mà còn thể hiện tiếng nói đối với các vấn đề nội bộ khu
    vực, tránh sự can thiệp và chi phối của các nước lớn bên ngoài Đông Nam Á. Quá trình
    giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Campuchia ghi dấu ấn bởi thái độ chủ động, tích
    cực, thiện chí của Việt Nam và nhóm nước ASEAN. ASEAN thực sự có vai trò dẫn dắt,
    đi đầu và lôi cuốn các nước lớn tham gia tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề
    Campuchia. Với việc giải quyết thành công vấn đề Campuchia, tình trạng Việt Nam bị
    bao vây từng bước được giải tỏa, không khí hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á được
    phục hồi, mở đường cho sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN.

    Bình luận

Viết một bình luận