Câu 50. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ một quả bóng thì mực thủy ngân trong

Câu 50. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ một quả bóng thì mực thủy
ngân trong nhiệt kế sẽ thay đổi thế nào? Chọn phương án đúng.
A. Không thay đổi.
B. Lúc đầu dâng lên sau đó sẽ tụt xuống.
C. Dâng lên.
D. Tụt xuống.
Câu 51. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Dùng cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí:
………. có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
A. Dẫn nhiệt.
B. Bức xạ nhiệt.
C. Đối lưu.
D. Nhiệt năng.
Câu 52. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Cho các chất sau: gỗ, nước, thép, thủy tinh, nhôm, bạc. Thứ tự sắp xếp nào sau đây
là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần?
A. Bạc – nhôm – thép – thủy tinh – nước – gỗ.
B. Bạc – thủy tinh – nhôm – thép – nước – gỗ.
C. Bạc – nhôm – gỗ – thép – thủy tinh – nước.
D. Bạc – thép – thủy tinh – nhôm – nước – gỗ.
Câu 53. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Vì lí do gì mà khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa
thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn? Chọn phương án trả lời đúng.
A. Vì nhôm mỏng hơn.
B. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
C. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.
D. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
Câu 54. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành
sứ? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ vì đó đều là những chất
truyền nhiệt rất tốt.
B. Một lí do khác.
C. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ để dễ rửa.
D. Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt. Bát, đĩa
làm bằng sánh sứ để hạn
Câu 55. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Chọn câu trả lời chính xác nhất. Ở vùng khí hậu lạnh, người ta hay làm cửa sổ có
hai hay ba lớp kính. Vì sao?
A. Đề phòng một lớp kính bị vỡ còn lớp kính kia.
B. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
D. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
Câu 56. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Một bàn gỗ và một bàn nhôm cùng một nhiệt độ. Khi ta sờ tay vào mặt bàn ta cảm
thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Giải thích tại sao?
A. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta bị mất nhiệt năng nhiều
hơn khi ta sờ bàn gỗ.
B. Tay ta làm nhiệt độ mặt bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ mặt bàn gỗ tăng
lên.
C. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
D. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn, nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
Câu 57. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Trong các tính huống sau đây, tính huống nào cốc sẽ bị nứt?
A. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dầy.
B. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh trong đó đã để sẵn một thìa bằng bạc
(hoặc nhôm).
C. Rót nước sôi đột ngột vào một cốc bằng nhôm.
D. Rót nước sôi từ từ vào cốc thủy tinh có thành mỏng.
Câu 58. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm.
A. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào
cơ thể.
B. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
C. Khi ta vận động, các sợi bông cọ sát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.
D. Vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt
kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
Câu 59. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút)
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không là
gì?
A. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: bức xạ nhiệt; Chân không: đối
lưu.
B. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ
nhiệt.
C. Chất rắn: bức xạ nhiệt; Chất lỏng: dẫn nhiệt; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức
xạ nhiệt.
D. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: dẫn nhiệt; Chân không: bức
xạ nhiệt.
Câu 60. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút)
Hãy quan sát và cho biết tác dụng của bóng đèn dầu là gì?
A. Để tăng cường độ sáng.
B. Để tăng cường sự truyền nhiệt.
C. Để tăng cường sự đối lưu, duy trì sự cháy và che gió.
D. Để che gió.

0 bình luận về “Câu 50. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ một quả bóng thì mực thủy ngân trong”

  1. 50.B

    51.D

    52.A

    53.D

    54.D

    55.D

    56.A

    57.A

    58.D

    59.D

    60.C

    Trước mình nhìn k đủ tưởng chỉ có 2 câu , mong bn thông cảm và bỏ qua ạ

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    50/. D. Tụt xuống.
    51/. D. Nhiệt năng.
    52/. A. Bạc – nhôm – thép – thủy tinh – nước – gỗ.
    53/. D. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
    54/. D. Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt. Bát, đĩa làm bằng sánh sứ để hạn cế sự truyền nhiệt đến tay khi cầm nắm
    55/. D. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
    56/. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
    57/. A. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dầy.
    58/. D. Vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
    59/. B. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.
    60/. C. Để tăng cường sự đối lưu, duy trì sự cháy và che gió.
    Nocopy

    Bình luận

Viết một bình luận