Câu 51: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi ? A. Trọng lượng B. Khối lượng riêng C. Khối lượng D. Cả trọng lượn

By Lydia

Câu 51: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi ?
A. Trọng lượng B. Khối lượng riêng
C. Khối lượng D. Cả trọng lượng , khối lượng và khối lượng riêng
Câu 52: Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì :
A.Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C
C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000C D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 00C
Câu 53: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt:
A.Khác nhau B.Có thể giống nhau hoặc khác nhau
C.Bằng nhau D. Giống nhau
Câu 54: Nước đá bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ nào ?
A.30 oC B.20 oC C.10 oC D.0 oC
Câu 55: Xăng chứa trong chai không đậy nắp sau một thời gian sẽ cạn dần là do :
A.Bay hơi B.Ngưng tụ C.Nóng chảy D.Đông đặc
Câu 56: Khi trồng chuối người ta phải phạt bớt lá để :
A.Tăng sự thoát hơi nước B.Giảm bớt sự thoát hơi nước
C.Cây mau lớn D.Dễ hút chất dinh dưỡng
Câu 57: Ngưng tụ và bay hơi là hai quá trình :
A.Giống nhau. B.Tương tự nhau C.Ngược nhau D.Trùng nhau
Câu 58: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào ?
A.Sự co lại vì nhiệt của các chất B.Sự nóng chảy
C. Sự đông đặc D.Sự dãn nở vì nhiệt của các chất
Câu 59: Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ :
A.Khí quyển B.Trong các thí nghiệmn C.Cơ thể D.Trong các thí nghiệm và cơ thể
Câu 60: .Trên nhiệt kế thuỷ ngân từ 0 oC đến 10 oC có 10 vạch.Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là bao nhiêu oC ?
A.0,1 oC B.1 oC C.0,2 oC D.2 oC
Câu 61: Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng ?
A.Nóng chảy B.Đông đặc C.Bay hơi D. Nóng chảy và đông đặc
Câu 62: .Nhiệt kế y tế có giới hạn đo là :
A. 0 oC đến 100 oC B. 0 oC đến 130 oC C. 35 oC đến 42 oC D. 35 oC đến 43 oC
Câu 63: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
A.Vì khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn. B.Vì khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.
C.Vì trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn. D.Vì trọng lượng riêng của không khí nóng lớn hơn.
Câu 64: Khi nút thuỷ tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
A. Hơ nóng nút. B.Hơ nóng cổ lọ. C.Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D.Hơ nóng đáy lọ.
Câu 65: Để ý thấy bên ngoài thành cốc đựng nước đá thường có các giọt nước nhỏ li ti bám vào. Giải thích?
A. Vì nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại.
B. Vì nước trong cốc thấm ra ngoài.
C. Vì hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ trên thành cốc.
D. Cả ba nguyên nhân trên.
Câu 66: Nung nóng hai quả cầu đặc có kích thước và nhiệt độ ban đầu giống nhau, một quả làm bằng đồng, một quả làm bằng nhôm. Sau khi nung đến cùng một nhiệt độ thì:
A. Quả cầu bằng đồng có thể tích lớn hơn.
B. Quả cầu bằng nhôm có thể tích lớn hơn.
C. Hai quả có kích thước bằng nhau và bằng thể tích ban đầu.
D. Hai quả có kích thước bằng nhau và lớn hơn thể tích ban đầu.
Câu 67: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn lõi thép nên không bị thép làm nứt.
C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt như nhau.
D. Sự thay đổi nhiệt độ thường không đủ lớn để bê tông và lõi thép nở ra.
Câu68 : Xe đạp để ngoài trời nắng gắt thường bị nổ lốp vì:
A. Săm, lốp dãn nở không đều.
B. Vành xe nóng lên, nở ra, nén vào làm lốp nổ.
C. Không khí trong săm nở quá mức cho phép làm lốp nổ.
D. Cả ba nguyên nhân trên.
Câu69: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
C. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của hầu hết các vật không thay đổi.
D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy giống nhau.
Câu70: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng:
A. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. B. Chỉ phụ thuộc vào gió.
C. Chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng. D. Phụ thuộc vào cả ba yếu tố trên.
Câu 71: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bao gồm những quá trình:
A. Bay hơi và ngưng tụ. B.Nóng chảy và bay hơi.
C. Nóng chảy và ngưng tụ. D.Bay hơi và đông đặc.
Câu 72: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?
A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước.
B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh.
C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió.
D. Vì cả ba nguyên nhân trên.




Viết một bình luận