Câu 51. Tổ chức chính trị sau đây theo khuynh hướng cách mạng vô sản? A. Hội Phục Việt. B. Việt Nam Quốc dân đảng. C. Đảng Lập hiến. D. Hội Việt Nam C

By Autumn

Câu 51. Tổ chức chính trị sau đây theo khuynh hướng cách mạng vô sản?
A. Hội Phục Việt.
B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Đảng Lập hiến.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 52. Tổ chức chính trị sau đây theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản?
A. Đảng Tân Việt.
B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Đông Dương Cộng sản Đảng.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 53. Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc nêu rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc?
A. “Người cùng khổ”
B. “Bản án chế độ thực dân Pháp”
C. “Đường Kách mệnh”
D. “Yêu sách của nhân dân An Nam”.
Câu 54. Nội dung nào không phản ánh đặc điểm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?
A. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Tập hợp được liên minh công – nông trong phong trào đấu tranh.
C. Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi chính trị.
D. Là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 55. Nhân tố quyết định đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là
A. sự ra đời và lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. chính sách bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp.
C. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
D. mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân và phong kiến.
Câu 56. Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được thể hiện như thế nào?
A. Phong trào thực hiện sự liên minh công – nông vững chắc.
B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam.
C. Giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.
D. Thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ – Tĩnh.
Câu 57. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936 xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là
A. đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
B. chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.
C. chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc.
D. chống đế quốc và chống phong kiến.
Câu 58. Kẻ thù trực tiếp trước mắt của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1936 – 1939 là
A. thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
B. thực dân Pháp và phát xít Nhật.
C. thực dân Pháp là kẻ thù chủ yếu, trước mắt.
Câu 59. Hình thức mặt trận được xây dựng trong thời kì cách mạng 1930 – 1931 có tên gọi là gì?
A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Hội phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
Câu 60. Trong các mặt trận sau đây, mặt trận nào thực hiện vai trò tập hợp quần chúng đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ?
A. Mặt trận Việt Minh.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Liên Việt.
Câu 61. Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là
A. chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
B. chống bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
C. chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật đòi độc lập cho dân tộc.
D. chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
Câu 62. Mục tiêu đấu tranh trước mắt trong thời kì cách mạng 1936 – 1939 ở Việt Nam là gì?
A. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
B. Đòi các quyền tự do dân chủ.
C. Giải phóng dân tộc là mục tiêu hàng đầu.
D. Tất cả các mục tiêu trên.
Câu 63. Thời kì cách mạng nào ở Việt Nam đã đặt nhiệm vụ dân chủ lên hàng đầu?
A. Thời kì 1930 – 1931. B. Thời kì 1936 – 1939.
C. Thời kì 1939 – 1941. D. Thời kì 1941 – 1945.
Câu 64. Mặt trận Việt Minh ra đời trong sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11 – 1939).
B. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13 đến 15 – 8 – 1945).
C. Đại hội quốc dân Tân Trào – Tuyên Quang (16 đến 18 – 8 – 1945).
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10 đến 19-5-1941).
Câu 65. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Việt Nam là
A. thực dân Pháp.
B. phát xít Nhật.
C. chế độ phong kiến.
D. chế độ phản động thuộc địa.
Câu 66. Thời cơ Tiến hành tổng khởi nghĩa tháng Tám xuất hiện khi nào?
A. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.
B. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.
C. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.
D. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.




Viết một bình luận