Câu 6: Để cứu chủ tướng Lê Lợi trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì ?
A. Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến B. Giúp Lê Lợi rút quân an toàn
C. Đóng giả lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng D. Tất cả cùng đúng
Câu 7: Cuối năm 1421, quân Minh mở cuộc vây quét căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn với số quân là:
A. 20 vạn B. 50 vạn C. 6 vạn D. 10 vạn
Câu 8: Trước sự tấn công của quân Minh, ai là người đề nghị nghĩa quân tạm rời núi rừng thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An?
A. Nguyễn Trãi B. Lê Lợi C. Nguyễn Chích D. Trần Nguyên Hãn
Câu 9: Nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân – Thanh Hóa) vào thời gian nào?
A. Ngày 12 – 9 – 1424 C. Ngày 10 -12- 1424
B. Ngày 12 – 10 – 1424 D. Ngày 9 – 12 – 1424
Câu 10: Tháng 9 – 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ở đâu?
A. Vào miền Trung B. Vào miền Nam C. Ra miền Bắc D. Đánh thẳng ra Thăng Long
Câu 11: Quân Minh phải rút về đâu để cố thủ trước sự tấn công và thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn?
A. Nghệ An B. Thanh Hóa C. Đông Quan D. Đông Triều
Câu 12: Vào thời gian nào 15 vạn viện binh của quân minh chia làm hai đạo kéo vào nước ta ?
A.Tháng 10-1426 B.Tháng 10 -1427 C.Tháng 11 -1427 D.Tháng 12- 1427
Câu 13: Khi Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, chúng đã bị nghĩa quân phục kích và giết ở đâu?
A. Nam Quan B. Vân Nam C. Đông Quan D. Chi Lăng.
Câu 14: Trong trận Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt bao nhiêu tên địch?
A. 15 vạn B. Gần 5 vạn C. Gần 10 vạn D. 20 vạn.
Câu 15: Hội thề Đông Quan diễn ra vào thời gian nào?
A. Ngày 10- 12- 1427 B. Ngày 12 -10 -1427 C. Ngày 3-1- 1428 D. Ngày 1 -3 -1428
Câu 16: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn là:
A. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ
B. Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
C. Nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kỉ luật cao và chiến đấu dũng cảm.
D. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa
Câu 17: “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Khi Khôi Huyện quân không một đội”
Qua 2 câu thơ trên trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi muốn nói lên khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn vào thời kì nào?
A. Giữa năm 1418 B. Cuối năm 1421
C. Mùa hè năm 1423 D. Cuối năm 1424
Câu 18: Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. 1418 – 1428 B. 1417 – 1427 C. 1418 – 1427 D.1417 -1428
Câu 19: Chiến thắng nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Tốt Động – Chúc Động (1426) B. Chi Lăng – Xương Giang (1427)
C. Chí Linh (1424) D. Diễn Châu (1425)
Câu 20: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
…………………………………không những nêu bật ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: “Xã tắc từ đây bền vững. Giang sơn từ đây đổi mới”, mà còn toát lên niềm tự hào dân tộc sâu sắc, chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo sáng ngời “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường bạo” của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa đó.
A. Bình Ngô đại cáo B. Quân trung từ mệnh tập
C. Quốc âm thi tập D. Quỳnh Uyển cửu ca
Câu 21: Điền vào chỗ trống cụm từ còn thiếu ở đoạn dưới đây:
…………………………………. (1385-1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập quân sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
A. Lê Lai B. Lê Lợi C. Nguyễn Trãi D. Đinh Liệt
6a
7c
8d
9a
10b
11a
13c
14b
15a
16c
17d
18c
19c
20a
21b
6. D. Tất cả cùng đúng
7. D. 10 vạn
8. C. Nguyễn Chích
9. B. Ngày 12 – 10 – 1424
10. C. Ra miền Bắc
11. C. Đông Quan
12. B.Tháng 10 -1427
13. D. Chi Lăng.
14. C. Gần 10 vạn
15. A. Ngày 10- 12- 1427
16. B. Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
17. D. Cuối năm 1424