Câu 6: Là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX,
Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương nào để cứu nước, cứu dân?
A. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.
B. dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp giành độc lập dân tộc.
C. thương lượng, thỏa hiệp để Pháp trao trả độc lập.
D. đánh đuổi Pháp giành độc lập, tiến hành duy tân, phát triển đất nước.
Câu 7: Ý nào không thể hiện sự tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục ?
A. Chống nền giáo dục cũ mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngu dân.
B. Cổ vũ cái mới (học chữ Quốc ngữ).
C. Lên án phong tục tập quán lạc hậu.
D. Duy trì nền giáo dục phong kiến.
Câu 8: Khẩu hiệu của Cuộc vận động Duy tân do Phan Châu Trinh….khởi xướng là
A. cải cách KT-XH đưa đất nước phát triển hùng cường.
B. khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.
C. cùng bạo lực vũ trang đánh đuổi Pháp giành độc lập dân tộc.
D. chống đế quốc và phong kiến, bảo vệ hòa bình ở Việt Nam.
Câu 9: Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào?
A. Do ảnh hưởng của phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.
B. Do ảnh hưởng từ trào lưu của tư tưởng dân chủ tư sản.
C. Đất nước bị thống trị, các phong trào yêu nước đều thất bại.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ trên thế giới.
Câu 10 : Phong trào dân tộc theo xu hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ
XX có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
A. Bước đầu tìm ra con đường cứu nước mới, đúng đắn.
B. Chứng tỏ tư sản dân tộc đã phát triển.
C. Sĩ phu phong kiến đã mất vai trò lịch sử của mình.
D. Tiểu tư sản trí thức ngày càng có ảnh hưởng lớn trong quần chúng.
Câu 11: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước của Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối đầu thế kỉ XX?
A. Con đường cách mạng của các bậc tiền bối chưa có nước nào thực hiện thành công.
B. Con đường cách mạng của các bậc tiền bối không phù hợp với Việt Nam.
C. Người đã sớm thấy được sự bế tắc trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối.
D. Con đường cứu nước của các bậc tiền bối chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi
sự bế tắc của chế độ phong kiến.
Câu 12: Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, Phan Châu Trinh đã đề cao
phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam?
A. “Tự lực, tự cường”.
B. “Tự lực cánh sinh”.
C. “Tự lực khai hóa”.
D. “Tự do dân chủ”.
Câu 13: Điểm giống nhau cơ bản của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá
trình hoạt động cách mạng của mình là
A. đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp
B. noi theo gương Nhật Bản để tự cường và giành độc lập.
C. chủ trương thực hiện các cải cách dân chủ.
D. chủ trương giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc.
Câu 14: Điểm mới trong xu hướng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối
đi trước là
A. muốn đi nhiều nơi học hỏi con đường giải phóng dân tộc theo chủ trương dân chủ tư sản.
B. đi sang các nước phương Tây để cầu viện họ giúp đỡ dân tộc mình.
C. xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước và tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
D. Người chỉ muốn tìm hiểu tại sao Pháp lại thống trị mình.
Câu 15 : Nguyễn Tất Thành nhận xét như thế nào về hoạt động của nhà yêu nước Phan
Bội Châu ?
A. Đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau.
B. Xin giặc rủ lòng thương.
C. Nặng cốt cách phong kiến.
D. Không tự lực cánh sinh.
Câu 16 : Nguyễn Tất Thành rút ra được bài học lịch sử gì cho hoạt động cách mạng của
Người để giải phóng dân tộc ?
A. Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản.
B. Nhờ Đảng cộng sản Pháp giúp đỡ.
C. Kêu gọi các nước đồng minh giúp sức.
D. Tiếp nhận sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
6D
7B
8B
9B
10B
11D
12C
13D
14A
15B
16C
( nếu có câu nào sai xin thông cảm )
6 – D
7 – B
8 – B
9 – C
10 – A
11 – D
12 – A
13 – D
14 – C
15 – D
16 – D