Câu 6: Nêu sự phát triển của rêu , nêu vai trò của rêu
Câu 7: Quyết là gì , nêu môi trường sống của cây dương xỉ
Câu 8: Cây xương xỉ sinh sản bằng gì , nêu quá trình sinh sản
Câu 9: Nêu các cơ quan sinh sản và sinh dưỡng của cây thông
Câu 10: Nêu giá trị của cây hạt trần
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 6 :
Sự phát triển của rêu :
-Rêu mang túi bào tử
– Túi bào tử mở nắp và các hạt bào tử rơi ra
– Bào tử nảy mầm thành cây rêu con.
Vai trò của rêu :
– Góp phần hình thành chất mùn.
– Rêu khi chết tạo thành lớp than bùn có thể dùng làm phân bón, chất đốt,… – Rêu tạo nên cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ.
– Nhiều người vì nứt nẻ gót chân, họ thường đặt chân lên rêu mướt để giảm sự khô rát.
Nơi sống: chỗ đất ẩm, ven đường đi, bờ ruộng, khe tường, dưới tán cây trong rừng, …
Đáp án:
Câu 6:
$*$) Sự phát triển của rêu: Rêu mẹ trưởng thành có mang túi bào tử `->` Túi bào tử sẽ mở nắp `->` Các hạt bào tử rơi ra `->` Bào tử phát triển và nẩy mầm thành cây rêu con
$*)$ Vai trò:
– Rêu sống trên đá hoặc chỗ nghèo chất dinh dưỡng để giúp tạo chất mùn.
– Rêu sống ở đầm lầy, khi chết giúp tạo lớp than bùn dùng làm phân bón, chất đốt.
Câu 7:
$*)$ Định nghĩa: Quyết là tên gọi chung của 1 nhóm thực vật sinh sản bằng bào tử như rêu, nhưng khác rêu về đặc điểm cấu tạo và cơ quan sinh dưỡng.
$*$) Nơi sống của cây dương xỉ:
– Chỗ đất ẩm.
– Ven đường đi, bờ ruộng.
– Khe tường và dưới tán cây trong rừng…
Câu 8:
$*)$ Cơ quan sinh sản của dương xỉ là túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá ( màu xanh khi lá non, màu nâu khi lá già).
$*)$ Quá trình sinh sản: Bào tử được chứa trong túi bào tử ở dưới lá `->` Bào tử khi chín sẽ được phát tán ra ngoài `->` Bào tử phát triển thành nguyên tản `->` Tạo ra giao tử đực và cái `->` Thụ tinh và tạo thành hợp tử `->` Hợp tử phát triển thành cây non.
Câu 9:
$*)$ Cơ quan sinh sản của cây thông: Là nón. Gồm có nón đực và nón cái:
– Nón đực: Hình dạng nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. Cấu tạo gồm: Trục nón, vảy (nhị) mang túi phấn, túi phấn chứa các hạt phấn (cơ quan sinh sản đực)
– Nón cái: Hình dạng lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ. Cấu tạo gồm: Trục noãn vảy (lá noãn) chứa noãn, noãn (cơ quan sinh sản cái)
$*)$ cơ quan sinh dưỡng ở cây thông: Gồm rễ, thân và lá:
– Rễ: Có rễ to, khỏe, đâm sâu xuống dưới đất
– Thân: là thân gỗ, phân ra nhiều cành, có vỏ ngoài nâu, xù xì.
+ Lá: Có lá nhỏ, hình kim, trên cành có từ 2 đến 3 lá non.
Câu 10:
$*)$ Giá trị của cây hạt trần:
– Làm gỗ tốt, thơm: thông, hoàng đàn, kim giao…
– Trồng để làm cảnh: tuế, bách tán, thông tre…
Học tốt!!!