Câu 6. Vì sao nói đại não người tiến hóa hơn đại não của các động vật thuộc lớp thú? Trình bày sự phân vùng chức năng của đại não người?
Câu 7: Thế nào là tuyến nội tiết? Kể tên các tuyến nội tiết có ở cơ thể người? So sánh tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết về cấu tạo và chức năng. Hoocmon được tiết ra từ đâu? Nêu tính chất và vai trò của hoocmôn.
Câu 8: Vì sao nói: tuyến yên là một tuyến giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác? Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt với bệnh bazơđô? Thế nào là bệnh tiểu đường? Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường?.
6 Về cấu tạo:
+ Khối lượng não người so với khối lượng cơ thể người lớn hơn thú.
+ Não người có nhiều khúc cuộn não => tăng diện tích bề mặt, tăng noron (là trung tâm của các phản xạ có điều kiện)
_ Về chức năng: Não người có những vùng chức năng mà thú không có:
+ Vùng vị giác
+ Vùng hiểu tiếng nói
+ Vùng hiểu chữ viết
+ Vùng vận động ngôn ngữ
=> Đại não người tiến hóa hơn hẳn so với lớp thú.
Sự phân vùng chức năng như sau:
– Các vùng vừa có ở người vừa có ở động vật
+ Vùng thị giác: Nằm ở thùy chẩm
+ Vùng thính giác: Nằm ở thùy thái dương
+ Vùng cảm giác: Nằm ở hồi đỉnh lên (sau rãnh đỉnh)
+ Vùng vận động: Nằm ở hồi trán lên (trước rãnh đỉnh)
– Các vùng chỉ có ở người không có ở động vật
+ Vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết): Nằm gần vùng vận động cơ thể
+ Vùng hiểu tiếng nói và hiểu chữ viết: Nằm ở gần vùng thính giác và thị giác
7
-Tuyến nội tiết là tuyến đổ vào máu một chất hóa học gọi là nội tiết tố, chất này được máu đưa đến các mô, cơ quan và có tác dụng lên các mô, các cơ đó.
-Hệ thống nội tiết trong cơ thể người bao gồm tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, buồng trứng ở nữ giới và tinh hoàn ở nam giới.
-Giống nhau
Có các tế bào tuyến tiết ra chất tiết (hoocmôn hoặc enzim).
Khác nhau
Nội tiết
– Các chất tiết ra được ngấm thẳng vào máu và vận chuyển trong cơ thể.
– Kích thước nhỏ.
– Lượng chất tiết ra (hoocmôn) ít, nhưng có hoạt tính cao.
Ví dụ:tuyến yên, tuyến tuy…
Ngoại tiết
– Các chất tiết ra theo ống dẫn đổ ra ngoài tuyến.
– Kích thước lớn.
– Lượng chất tiết ra (enzim) nhiều, nhưng hoạt tính thấp hơn.
Ví dụ: tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi…
-Hoocmon là các chất hóa học phối hợp với các hoạt động của các sinh vật sống và sự phát triển của chúng. Chúng được tiết ra bởi các mô đặc biệt trong cơ thể chúng ta thông qua các tuyến nội tiết.
-Tính chất: Hoocmon có hoạt tính sinh học cao, không mang tính đặc trưng cho loài và chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.
– Vai trò: Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể và điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
Giải thích các bước giải:
Câu 6:
Nói đại não của người tiến hóa hơn đại não của các động vật thuộc lớp thú vì:
– Tỉ lệ não so với cơ thể :Ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú
– Vỏ nõa có nhiều khe và rãnh làm tăng bbeef mặt vỏ não
– Ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú thì ở người còn có các trung khu hiểu tiếng nói,hiểu chữ viết và vận động ngôn ngữ
Đại não người có sự phân vùng chức năng như sau:
– Các vùng vừa có ở người, vừa có ở động vật.
– Vùng thị giác: Nằm ở thùy chẩm.
Câu 7:
1. Tuyến nội tiết: Là những tuyến không có ống dẫn chất tiết. Sản phẩm tiết là các hoocmôn, sau khi được tiết ra hòa vào dòng máu đến các cơ quan đích.
2. Các tuyến nội tiết có ở cơ thể người:
– Tuyến yên: Nằm ở nền sọ thuộc não trung gian.
-Tuyến tùng: Thuộc não giữa.
-Tuyến giáp: Nằm ở phía trước sụn giáp.
-Tuyến cận giáp: Nằm ở 2 cực trên và dưới của 2 thùy tuyến giáp.
-Tuyến tụy (tuyến pha): Ở đảo tụy.
-Tuyến trên thận: Nằm úp trên 2 quả thận
-Tuyến ức: Nằm trong khoang ngực, sau xương ức.
-Tuyến sinh dục (tuyến pha): Ở tinh hoàn (nam), ở buồng trứng (nữ).
2, So sánh tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết về cấu tạo và chức năng
Giống nhau:
-Đều là các tuyến trong cơ thể có các tế bào tuyến.
-Đều tạo ra sản phẩm tiết tham gia điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể (tiêu hóa, trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào…)
Khác nhau:
Tuyến nội tiết
– Kích thước thường nhỏ hơn tuyến ngoại tiết.
– Không có ống dẫn chất tiết.
– Sản phẩm của tuyến nội tiết là các hoocmôn, sau khi tiết ra ngấm thẳng vào máu.
Tuyến ngoại tiết
– Kích thước thường lớn hơn tuyến nội tiết.
– Có ống dẫn chất tiết.
– Sản phẩm của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài hoặc vào các ống tiêu hóa.
3,
Hoocmôn được tiết ra chủ yếu từ các tuyến nội tiết. Ngoài ra, hoocmôn còn được tiết ra từ các cơ quan khác như: tim, gan, ruột, não…
Tính chất của hoocmon
+ Tính đặc hiệu của hoocmôn: Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích).
+ Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao: Chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
+ Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài: Có thể dùng hoocmôn của loài này cấp cho loài khác.
Vai trò của hoocmôn:
+ Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể bằng cơ chế thể dịch.
+ Điều hòa quá trình sinh lí diễn ra bình thường bằng cơ chế thể dịch.
=> Do đó, các rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn tới tình trạng bệnh lí. Vì thế, hoocmôn có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.
Câu 8:
1, Tuyến yên là một tuyến giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác vì:
-Tuyến yên tiết ra nhiều loại hoocmôn, mỗi loại hoocmôn lại tác động đến sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác.
– Hoạt động tiết hoocmôn của tuyến yên chịu ảnh hưởng trực tiếp hoăc gián tiếp đến sự điều khiển của hệ thần kinh.
2. Bênh bướu cổ do thiếu iốt
– Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tirôxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn =>thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động => gây phì đại tuyến (bướu cổ)
– Trẻ em khi bị mắc bệnh sẽ chậm lớn trí tuệ kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém phát triển.
– Cần bổ sung muối iốt vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Bệnh bazơđô:
– Do tuyến giáp hoạt động mạnh (do rối loạn, nên tạo ra một chất giống TSH của tuyến yên), tiết nhiều hoocmôn tirôxin, làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng ôxi =>gây bướu cổ, mắt lồi.
– Nhịp tim tăng, hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân.
– Cần kiểm tra và chữa trị chứng rối loạn hoạt động của tuyến giáp.
3,
– Bệnh tiểu đường là một loại bệnh ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu.
– Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường là do cơ thể hấp thụ quá nhiều đường và dẫn đến đường tích lũy trong máu thay vì chuyển đến các tế bào.