Câu 7. Đấu tranh sinh học là gì? Tại sao nên tăng cường sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học? Lấy 2 ví dụ minh hoạ? Câu 8. Hãy minh họa bằng những ví

Câu 7. Đấu tranh sinh học là gì? Tại sao nên tăng cường sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học? Lấy 2 ví dụ minh hoạ?
Câu 8. Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của lớp thú?

0 bình luận về “Câu 7. Đấu tranh sinh học là gì? Tại sao nên tăng cường sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học? Lấy 2 ví dụ minh hoạ? Câu 8. Hãy minh họa bằng những ví”

  1. Câu 7:

    Đấu tranh sinh học là những biện pháp ứng dụng dựa trên mối quan hệ sinh học của các loài bằng cách sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm, gây vô sinh ở động vật gây hại,… nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

    Nên tăng cường sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học vì niện pháp đấu tranh sinh học an toàn và bảo vệ môi trường hơn hẳn so với những phương pháp còn lại, do sử dụng chính các mối quan  hệ của các loài trong tự nhiên mà không tác động các biện pháp nhân tạo gây nguy hại đến môi trường

    Ví dụ: 

    – Nuôi ong mắt đỏ trong vườn cây ăn quả để tiêu diệt sâu đục thân

    – Nuôi chim sâu trong vườn rau để diệt sâu bướm.

    Câu 8:

    Vai trò của lớp thú:

    – Làm thức ăn: là nguồn cung cấp protein dồi dào: chó, mèo, lợn, bò,… đều là thức ăn cho con người.

    – Sử dụng làm trò tiêu khiển và giải trí: Nuôi chó, khỉ,… làm xiếc

    – Vật nuôi giúp đỡ con người trong sản xuất: Trâu, bò,… cung cấp sức kéo cho nông nghiệp.

    – Tạo nên sự đa dạng sinh thái: Số lượng các loài phong phú của lớp thú làm tăng sự đa dạng cho tự nhiên.

    – Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, sản xuất,…: Lông chồn, thú,… dùng trong công nghiệp thời trang.

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     Câu 7: Là sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại)

    Người ta tăng cừng sử dụng các biện pháp đấu tranh sinh học là do:

    – Nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

    + Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ vào năm 1859

    + Ong mắt đỏ được người ta thả vào khu có nhưng cây xương rồng phát triển vượt trội

     Câu 8:

    Vai trò về thực phẩm: Lợn, trâu, bò, hươu

     Dược liệu: Cá ngựa gai, hươu xạ, khỉ

     Sức kéo: Trâu

    Nguyên liệu mĩ nghệ: Ngà voi, sừng trâu, bò

     Vật thí nghiệm: Chuột, thỏ

    Bình luận

Viết một bình luận