câu 7:Trình bày một số đặc điểm của dân cư Bắc Mỹ
câu 9: trình bày một số đặc điểm về dân cư, xã hội Trung và Nam mỹ
câu 10: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm khí hâụ bắc mĩ
câu 11: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế Bắc mĩ
câu 12 : Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm khí hậu và thiên nhiên trung và nam mĩ
câu 13 Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm kinh tế trung và nam mĩ
7
1. Sự phân bố dân cư .
– Dân số : 496,7 triệu người (2018). Mật độ trung bình vào loại thấp 20 người/ Km²
– Phân bố dân cư không đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây
+ Bán đảo A-la-xca và phía Bắc Ca-na-đa dân cư thưa thớt nhất.
+ Phía tây: trên hệ thống núi Cooc-đi-e dân cư cũng thưa thớt; dải đồng bằng ven biển Thái Bình Dương mật độ dân số cao hơn.
+ Phía đông Hoa Kỳ tập trung dân cư đông đúc nhất.
– Hiện nay, phân bố dân cư có xu hướng dịch chuyển xuống phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
9, Dân cư:
-Phần lớn là người lai, có nền văn hóa Latinh độc đáo do có sự kết hợp của 3 dòng văn hóa:Anh Điêng,Phi và Người Âu
-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao
-Dân cư phân bố không đều tập trung ở vùng biển, của sông và các cao nguyên. Vùng sâu trong nội địa dân cư thưa thớt
2,Đô thị hóa
-Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới, tỉ lệ dân thành thị chiếm 75%dân số.Tuy nhiên 35-45% dân đô thị phải sống ở ngoại ô , trong các khu nhà ổ chuột, với điều kiện khó khăn.
-Các đô thị lớn:Xao Pao-Lô,Ri-ô đê Gia-nê -rô,Bu-ê-nôt Ai-Rét
-Tốc độ tăng trưởng nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng
11
– Theo chiều bắc – nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
– Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
– Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông – tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc – nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.