Câu 8: Nguyễn nhân dẫn tới thành công của cách mạng tháng 8 là Cau 9: VN dân chủ cộng hòa ra đời vào thời gian nào Câu 10: Ý nghĩa quan trọng nhất c

Câu 8: Nguyễn nhân dẫn tới thành công của cách mạng tháng 8 là
Cau 9: VN dân chủ cộng hòa ra đời vào thời gian nào
Câu 10: Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Tổng tuyển cử trong cả nước ngày 6/1/1946
Câu 11: Vì sao sau cm tháng 8 đảng và chính phủ ta lại kí lại hiệp ước sơ bộ
Câu 12 Điều khoản nào trong hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1945 có lợi thực tế cho ta

0 bình luận về “Câu 8: Nguyễn nhân dẫn tới thành công của cách mạng tháng 8 là Cau 9: VN dân chủ cộng hòa ra đời vào thời gian nào Câu 10: Ý nghĩa quan trọng nhất c”

  1. Câu 8:

    Đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám/1945, nguyên nhân chủ quan là quan trọng dân đến thắng lợi, trong đó sự lãnh đạo tài tình của Đảng với đường lối lãnh đạo đúng đắn.

    – Từ năm 1930, khi Đảng cộng sản Đông Dương ra đời đã lãnh đạo nhân dân tổ chức ba phong trào cách mạng: 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945 là ba cuộc tập dượt cho cách mạng tháng Tám.

    – Đảng cũng hoàn chinh đường lối đấu tranh, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

    – Đảng lãnh đạo công tác chuẩn bị lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị và căn cứ địa cách mạng.

    –  Đảng lãnh đạo nhân dân chớp thời cơ để tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước,

    Thêm vào đó là tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.

    Câu 9: 2/9/1945

    Câu 10:

    – Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội, đối ngoại.

    – Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của nhân dân (ý thức làm chủ) và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

    – Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là “Kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già, trẻ, lớn, bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối, hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”.

    => Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ nhân dân có tinh thần đoàn kết và ý thức làm chủ đất nước.

    Câu 11: Trước tình hình chính phủ Tưởng Giới Thạch và Thực dân Pháp kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp, ta đã chủ động đàm phán với Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian hòa bình để tranh thủ lực lượng để bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.

    Câu 12:

    Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết đã đặt nhân ta dưới hai sự lựa chọn:

    – Hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ vào miền Bắc.

    – Hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó với một lúc nhiều kẻ thù.

    => Ngày 6-3-1946, Hiệp định Sơ bộ được kí kết, điều khoản có lợi thực tế cho ta là điều khoản giải quyết được nhiệm vụ hiện tại. Khi 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng, ta sẽ loại bỏ được một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc tâp trung lực lượng chống Pháp. 

    Bình luận
  2. C8)

     Nguyên nhân chủ quan:

    + Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.

    + Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

    + Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 – 1935, 1936 – 1939, 1939 – 1945.

    + Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.

    C9) –VN dân chủ cộng hòa ra đời vào thời gian 2/9/1945

    C10) -Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ của nhân dân.

    * Giải thích:

    Ý nghĩa của Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946:

    – Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội, đối ngoại.

    – Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của nhân dân (ý thức làm chủ) và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

    – Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là “Kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già, trẻ, lớn, bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối, hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”.

    => Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ nhân dân có tinh thần đoàn kết và ý thức làm chủ đất nước.

    C11) – Nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng.

    * Giải thích:

    Trước tình hình chính phủ Tưởng Giới Thạch và Thực dân Pháp kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp, ta đã chủ động đàm phán với Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian hòa bình để tranh thủ lực lượng để bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.

    C12) – Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng.     

    * Giải thích:

    Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết đã đặt nhân dân ta dưới hai sự lựa chọn: –        Hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ vào miền Bắc. –        Hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó với một lúc nhiều kẻ thù. Ngày 6-3-1946, Hiệp định Sơ bộ được kí kết, điều khoản có lợi thực tế cho ta là điều khoản giải quyết được nhiệm vụ hiện tại. Khi 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng, ta sẽ loại bỏ được một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc tâp trung lực lượng chống Pháp.

    Bình luận

Viết một bình luận