Câu 8 vai trò của tảo, rêu, hạt trần
Câu 9 So sánh đặc điểm cấu tạo của tảo và rêu
Câu 10 So sánh đặc điểm cấu tạo của hạt trần và hạt kín ?Nêu đặc điểm tiến hóa
Ai lm xong trc ctlhn + 5 vote
Câu 8 vai trò của tảo, rêu, hạt trần
Câu 9 So sánh đặc điểm cấu tạo của tảo và rêu
Câu 10 So sánh đặc điểm cấu tạo của hạt trần và hạt kín ?Nêu đặc điểm tiến hóa
Ai lm xong trc ctlhn + 5 vote
9 Giống nhau: Đều là thực vật, có cấu tạo cơ thể đơn giản.
Khác nhau:
Rêu
– Thuộc nhóm Thực vật bậc cao
– Có thân và lá thật, rễ giả
– Cấu tạo đa bào
– Có cơ quan sinh sản là túi bào tử
Tảo
– Thuộc nhóm Thực vật bậc thấp
– Chưa có rễ, thân, lá
– Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào
– Chưa có cơ quan sinh sản riêng biệt
8.- Vai trò của tảo :
+ Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật ở nước.
+ Một số tảo được dùng làm thuốc, làm thức ăn cho người và gia súc.
+ Một số trường hợp tảo gây hại.
– Vai trò của rêu:
+ Rêu là những thực vật sống trên cạn đầu tiên. Rêu cùng những thực vật có rễ, thân, lá phát triển hợp thành nhóm thực vật bậc cao.
+ Tuy sống trên cạn nhưng rêu chỉ phát triển ở môi trường ẩm ướt.
+ Rêu tạo thành chất mùn.
cây hạt trần:
Nhiều cây hạt trần có giá trị: cho gỗ tốt và thơm( thông, pơ mu, hoàng đàn, kim giao,….) và trồng làm cảnh vì có dáng đẹp( tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông, tre,….)
10. So sánh đặc điểm cấu tạo của hạt trần và hạt kín
Hạt trần
– Rễ, thân, lá thật.
– Có mạch dẫn.
– Chưa có hoa, quả. Cơ quan sinh sản là nón.
– Hạt nằm trên lá noãn hở.
Hạt kín
– Rễ thân, lá thật; rất đa dạng.
– Có mạch dẫn hoàn thiện.
– Có hoa : Cơ quan sinh sản là hoa quả.
– Hạt nằm trong quả.
Nêu đặc điểm tiến hóa
Hạt trần:
– Không có hoa, cơ quan sinh sản là nón
– Hạt nằm lộ trên các là noãn hở
– Cơ quan sinh dưỡng: ít đa dạng
– Mạch dẫn phát triển chưa hoàn thiện
=> Ít tiến hóa hơn
Hạt kín:
– Có hoa, cơ quan sinh sản là hoa và quả
– Hạt nằm trong quả ( trước đó là noãn nằm trong bầu )
– Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng
– Mạch dẫn phát triển hoàn thiện
=> Tiến hóa hơn
Câu 8 :Vai trò của tảo rêu hạt trần
+ Vai trò của tảo
– Quang hợp tạo ra khí oxi giúp cho sự hô hấp của các động vật dưới nước.
– Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước.
– Làm thức ăn cho người và gia súc. Ví dụ: tảo tiểu cầu, rau diếp biển, rau câu …
– Làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm ….
+ Vai trò của rêu :
-Rêu cung cấp thông tin về việc phân loại, đặc điểm cấu trúc, lịch sử tự nhiên, sinh thái học và các mối quan hệ tiến hóa của thực vật.
– Mặc dù rêu có tầm vóc nhỏ nhưng rêu luôn đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái trên cạn khác nhau. …
-Rêu là một phần thiết yếu của đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta.
+ Vai trò của Hạt trần
– Cho gỗ tốt, thơm. Ví dụ: thông, pomu, hoàng đàn, kim giao …
– Trồng làm cảnh. Ví dụ: tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông tre …
Câu 9: So sánh đặc điểm cấu tạo của tảo và rêu
* Giống nhau: Đều là thực vật, có cấu tạo cơ thể đơn giản.
* Khác nhau:
Tảo
– Thuộc nhóm Thực vật bậc cao
– Có thân và lá thật, rễ giả
– Cấu tạo đa bào
– Có cơ quan sinh sản là túi bào tử
Rêu
– Thuộc nhóm Thực vật bậc thấp
– Chưa có rễ, thân, lá
– Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào
– Chưa có cơ quan sinh sản riêng biệt
Câu 10:
Đặc điểm chung thực vật hạt trần:
-Cơ quan sinh dưỡng: rễ cọc, thân gỗ, lá kim
-Cơ quan sinh sản: nón đực, nón cái, hạt nằm trên lá noãn hở
*Đặc điểm chung thực vật hạt kín:
-Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng:
+Rễ: rễ cọc, rễ chùm..
+Thân: thân gỗ, thân cỏ..
+Lá: lá đơn hoặc lá kép..
-Trong thân có mạch dẫn phát triển.
+Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu).
Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.