Câu hỏi 20 (1 điểm) Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến thuật quân sự được Mĩ sử dụng phổ biến là A.“trực thăng vận”, “thiết xa vận”. B.gom

By Genesis

Câu hỏi 20 (1 điểm) Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến thuật quân sự được Mĩ sử dụng phổ biến là
A.“trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
B.gom dân, lập “ấp chiến lược”.
C.“tìm diệt” và “bình định”.
D.”dùng người Việt Nam đánh người VIệt Nam”.
Câu hỏi 21 (1 điểm) Chiến thắng quân sự nào của ta khẳng định quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ?
A.Ba Gia (Quảng Ngãi).
B.Vạn Tường (Quảng Ngãi).
C.Ấp Bắc (Mĩ Tho).
D.Núi Thành (Quảng Nam).
Câu hỏi 22 (1 điểm) Thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A.Từ sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
B.Từ trước khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
C.Từ sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
D.Từ trước khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Câu hỏi 23 (1 điểm) Lực lượng nào đã dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?
A.Thực dân Anh.
B.Phát xít Nhật.
C.Quân Trung Hoa Dân quốc.
D.Đế quốc Mĩ.
Câu hỏi 24 (1 điểm) Để bồi dưỡng sức dân, đầu năm 1953 Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã quyết định
A.Giảm tô và thực hiện cải cách ruộng đất.
B.Phát động tăng gia sản xuất và tiết kiệm.
C.Giảm thuế, xây dựng nền tài chính ngân hàng.
D.Giảm tô và thực hành tiết kiệm.
Câu hỏi 25 (1 điểm) Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu, Trung Quốc (1925 – 1927) được tập hợp và xuất bản thành tác phẩm nào?
A.“Nhật kí trong tù”.
B.“Đường Kách mệnh”.
C.“Chính cương vắn tắt”.
D.“Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Câu hỏi 26 (1 điểm) Một trong ba phương châm của cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam những năm 1950 – 1953 là
A.phục vụ nhân dân.
B.phục vụ kháng chiến.
C.đại chúng hóa.
D.dân tộc hóa.
Câu hỏi 27 (1 điểm) Phương pháp đấu tranh được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong giai đoạn 1936 – 1939 là
A.Công khai và hợp pháp.
B.Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
C.Công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp.
D.Bí mật và bất hợp pháp.
Câu hỏi 28 (1 điểm) Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (1930) có sự tham gia của
A.Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B.Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
C.An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D.Đông Dương Cộng sản đảng và Tân Việt cách mạng đảng.
Câu hỏi 29 (1 điểm) Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954, thực dân Pháp đã bị động phân tán lực lượng ở mấy vị trí?
A.3.
B.5.
C.4.
D.6.
Câu hỏi 30 (1 điểm) Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) nhằm:
A.Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
B.Tránh việc cùng một lúc phải chống lại nhiều thế lực xâm lược.
C.Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành Tổng tuyển cử.
D.Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật.




Viết một bình luận