* Câu hỏi thông hiểu Câu 1: Giải thích sự phân bố dân cư ở Trung và Nam Mĩ? So sánh sự phân bố dân cư Bắc Mĩ? Câu 2: So sánh quá trình đô thị hóa ở Bắ

By Arianna

* Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Giải thích sự phân bố dân cư ở Trung và Nam Mĩ? So sánh sự phân bố
dân cư Bắc Mĩ?
Câu 2: So sánh quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ?
Câu 3: So sánh tiểu điền trang và đại điền trang? Sự bất hợp lí trong sở hữu đất
nông nghiệp?
Câu 4: Những khó khăn trong phát triển ngành kinh tế?
Câu 5: Vai trò của rừng A-ma-don?
Câu 6: Việc khai thác rừng A-ma-dôn có tác động gì?

0 bình luận về “* Câu hỏi thông hiểu Câu 1: Giải thích sự phân bố dân cư ở Trung và Nam Mĩ? So sánh sự phân bố dân cư Bắc Mĩ? Câu 2: So sánh quá trình đô thị hóa ở Bắ”

  1. Câu 2: So sánh quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ?

    -Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào? So sánh. – Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. – Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

    Câu 3: So sánh tiểu điền trang và đại điền trang? Sự bất hợp lí trong sở hữu đất nông nghiệp?

    Ở Trung và Nam Mĩ sở hữu hai hình thích nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang:

        + Đại điền trang thuộc quyền sở hữu của các đại điền chủ, có quy mô lên tới hàng nghìn hecta năng suất thấp theo lối quảng canh

        + Tiểu điền ttang thuộc quyền sở hữu của các hộ nông dân có diện tích dưới 5 hecta phần lớn trồng cây lương thực để tự túc 

    – Sự bất hợp lí :

        + Các đại điền trang chỉ chiếm 5% số dân nhưng lại sỡ hữu 60% diện tích đất canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

    + Phần lớn nông dán lại không có ruộng, phải đi làm thuê.

     - Hậu quả : ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vì người dân không có điều kiện để cải tiến kĩ thuật, bị phụ thuộc vào đại điền trang, năng suất lao động thấp. Trong khi xuất khẩu các nông sản nhiệt đới nhưng lại phải nhập lương thực. 

    Câu 4: Những khó khăn trong phát triển ngành kinh tế?

    – Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.

    –  Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.

    –  Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.

    –  Cơ sở hạ tầng còn nghèo.

    Câu 5: Vai trò của rừng A-ma-don?

    – Vai trò của rừng A-ma-dôn: + Nguồn dự trữ sinh vật qúi giá. + Nguồn dự trữ nước để điều hoà khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu. + Trong rừng có nhiều tài nguyên, khoáng sản

    Câu 6: Việc khai thác rừng A-ma-dôn có tác động gì?

    -Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.. A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.
    Việc khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên A-ma-dôn đến các vùng mỏ và các đô thị mới đã góp phần phát triển kinh tế và đời sống ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng cũng làm cho môi trường; rừng A-ma-dôn bị huỷ hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

    Trả lời
  2. Câu 1:

    Sự phân bố dân cư ở Trung và Nam Mĩ

    – Có khu vực ít người sinh sống vì ở khu vực trung tâm là đồng bằng A-ma-dôn, chủ yếu là rừng rậm xích đạo và nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai tương đối màu mỡ, chưa được khai thác hợp lí còn ở phía nam thì hoang mạc trên núi cao phía nam hệ thống An-đét. Khí hậu khắc nghiệt và khô hạn.

    – Khu vực nhiều người sinh sống như: Bô – gô – ta, Li -ma, Xan – ti-a – gô, Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nôt Ai-rét vì vùng này là vùng ven viên hay cửa sông, khô ráo, mát mẻ phù hợp để phát triển và sinh sống

    So sánh sự phân bố dân cư Bắc Mĩ?

    Ở vùng Bắc Mĩ dân cư cũng có vùng ít dân cư sinh sống như ở khu vực cực Bắc của Ca-na-đa. Khí hậu hàn đới vô cùng khắc nghiệt, phía tây Bắc Mĩ có hệ thống núi Cooc-đi-e, chủ yếu là vùng núi và cao nguyên. Khi hậu hoang mạc khắc nghiệt nhưng cũng có vùng đông dân cư như: NiuI-ooc, Lot An-giơ-len, Vê-ra-cru vì có dải đát ven bờ phía Nam Hồ Lớn  để phát triển

    => Ở cả 2 nơi Bắc Mĩ và Trung, Nam Mĩ đều có vùng ít người sinh sống, đông người sinh sống và càng vào sâu bê trong lục địa thì các ít dân cư 

    Câu 2: So sánh quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ?

    – Ở Bắc Mĩ: đặc điểm đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

    – Ở Trung và Nam Mĩ: đang dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa nhưng tốc độ đô thị hóa quá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

    Câu 3: So sánh tiểu điền trang và đại điền trang? 

    – Đại điền trang: sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi. Quy mô lớn nhưng năng suất thấp.
    – Tiểu điền trang: sở hữu của nông dân, diện tích nhỏ chủ yếu trồng các cây lương thực .

    Sự bất hợp lí trong sở hữu đất nông nghiệp?

    Đại điền trang dân số ít nhưng chiếm diện tích đất nhiều còn tiểu điền trang dân số nhiều nhưng diện tích đất ít hơn tiểu điền trang

    Câu 4: Những khó khăn trong phát triển ngành kinh tế?

    – Địa hình có nhiều vùng là đồi núi, cao nguyên .

    – Dân cư phân bố không đều

    – Thiên nhiên có vùng khá khắc nghiệt

    Câu 5: Vai trò của rừng A-ma-don?

    – Là lá phổi xanh của thế giới

    – Tạora nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp

    – Dự trữ nhiều sinh vật quý giá

    – Nguồn dự trữ nước để điều hoà khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu

    – Dữ trữ nhiều tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, đất)

    Câu 6: Việc khai thác rừng A-ma-dôn có tác động gì?

    – Góp phần làm phát triển kinh tế và đời sống như: xây dựng đường xá, lấy gỗ và đất canh tác…

    – Nhưng lại gây hậu quả về việc ô nhiễm môi  trường: ảnhhưởng tới khí hậu của khu vực và toàn cầu.

    Trả lời

Viết một bình luận