CÂU HỎI VẬT LÝ 8 BÀI 20 NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2020 Bài 1: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử? A. chuyển động không ngừng. B. có

By Julia

CÂU HỎI VẬT LÝ 8 BÀI 20 NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2020
Bài 1: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?
A. chuyển động không ngừng.
B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
Bài 2: Hiện tượng khuếch tán là:
A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.
B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.
C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc.
D. Hiện tượng cầu vồng.
Bài 3: Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?
A. 450 cm3 B. > 450 cm3 C. 425 cm3 D. < 450 cm3 Bài 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán? A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu. B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại. C. Cát được trộn lẫn với ngô. D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm. Bài 5: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào? A. xảy ra nhanh hơn B. xảy ra chậm hơn C. không thay đổi D. có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn Bài 6: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử? A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên. B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định. C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại. D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. Bài 7: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh? A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn. B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn. C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn. D. Cả A và B đều đúng. Bài 8: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây? A. Khối lượng của vật B. Nhiệt độ của vật C. Thể tích của vật D. Trọng lượng riêng của vật Bài 9: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào sau đây? A. Chất khí B. Chất lỏng C. Chất rắn D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí Bài 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Hiện tượng …… là sự tự hòa lẫn vào nhau của các nguyên tử, phân tử của các chất do chuyển động nhiệt. A. phân ly B. chuyển động C. dao động D. khuếch tán

0 bình luận về “CÂU HỎI VẬT LÝ 8 BÀI 20 NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2020 Bài 1: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử? A. chuyển động không ngừng. B. có”

  1. Đáp án:

    1: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

    A. chuyển động không ngừng.

    B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên. ( theo lý thuyết thì các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng, => theo đề bài câu này ko phải là của nguyên tử, phân tử)

    C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

    D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

    Bài 2: Hiện tượng khuếch tán là:

    A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.( theo lý thuyết của hiện tượng khuyếch tán)

    B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.

    C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc. D. Hiện tượng cầu vồng.

    Bài 3: Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?

    A. 450 cm3 B. > 450 cm3 C. 425 cm3 D. < 450 cm3 ( giữa các phân tử, nguyên tử này đều có khoảng cách nên khi đổ lại với nhau các phân tử xen kẽ với nhau thì thể tích thu được sẽ nhỏ hơn tổng thể tích)

    Bài 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

    A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.

    B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.

    C. Cát được trộn lẫn với ngô.

    D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

    Bài 5: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

    A. xảy ra nhanh hơn B. xảy ra chậm hơn ( nếu nhiệt độ tăng thì hiện tượng khuyếch tán cũng xảy ra nhanh hơn, và ngược lại nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuyếch tán cũng xảy ra chậm hơn)

    C. không thay đổi D. có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn

    Bài 6: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?

    A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

    B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.

    C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.

    D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. ( lý thuyết)

    Bài 7: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?

    A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn. (áp dụng câu6)

    B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.

    C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.

    D. Cả A và B đều đúng.

    Bài 8: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?

    A. Khối lượng của vật B. Nhiệt độ của vật

    C. Thể tích của vật D. Trọng lượng riêng của vật

    Bài 9: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào sau đây?

    A. Chất khí B. Chất lỏng C. Chất rắn D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí

    Bài 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Hiện tượng …… là sự tự hòa lẫn vào nhau của các nguyên tử, phân tử của các chất do chuyển động nhiệt.

    A. phân ly B. chuyển động C. dao động D. khuếch tán lý thuyết

    Giải thích các bước giải:

     

    Trả lời
  2. 1. B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

    2. A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.

    3. D. < 450 cm3.

    4. C. Cát được trộn lẫn với ngô.

    5. B. xảy ra chậm hơn.

    6. D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

    7. A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

    8. B. Nhiệt độ của vật.

    9. D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí.

    10. D. khuếch tán

    Trả lời

Viết một bình luận