**câu nói đừng để nước tới chân mới nhảy là lời khuyển hữ ich đối với mỗi người trong cuộc sống là một học sinh e suy nghĩ thế nào về lời khuyên trên viết đoạn văn khoảng 300 từ
******HỘ MINH VỚI***************
**câu nói đừng để nước tới chân mới nhảy là lời khuyển hữ ich đối với mỗi người trong cuộc sống là một học sinh e suy nghĩ thế nào về lời khuyên trên viết đoạn văn khoảng 300 từ
******HỘ MINH VỚI***************
Quả thực, trong thanh niên học sinh hiện nay có nhiều người sống với quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”, “nước đến chân mới nhảy”
– Tuy nhiên, em không đồng tình với quan niệm này. Bởi vì, đây là những thanh niên không có lý tưởng sống, không có mục đích sống cho mình, không có hoài bão ước mơ chỉ thích ăn chơi đua đòi, phá tiền bố mẹ. Sẽ không có tương lai nếu những người này không biết thay đôi cách sống và nhìn nhận đúng đắn về những hành động mà mình đang làm.
Kế hoạch
– Mục tiêu trở thành học sinh giỏi trong năm học lớp 9
– Thời gian thực hiện: Ngay đầu năm học lớp 9
– Những thuận lợi em đã có: có vốn kiến thức chắc chắn từ các lớp dưới, khả năng ghi nhớ, sự chăm chỉ, …
– Những khó khăn em có thể gặp phải và cách khắc phục, vượt qua những khó khăn đó: Thời gian học trên lớp và đi học thêm quá nhiều không có thời gian ôn luyện lại kiến thức hay sức khỏe không có.
+ Cách khắc phục: – Phân bố lại thời gian học thêm để có thể có thời gian ôn luyện
– Ăn uống đủ chất, tập thể dục… để nâng cao sức khỏe bản thân
– Em có thể tìm được sự hỗ trợ, giúp đỡ của ai để hoàn thành mục tiêu: Sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô, gia đình
Lười biếng là thói quen của rất nhiều người và gây ra nhiều hậu quả chưa tốt. Vì thế mới có lời khuyên “Đừng để nước đến chân mới nhảy”. Ta cần hiểu lời khuyên hữu ích đó như thế nào? Nước đến chân mới nhảy là nghĩa đến nói về việc để nước tràn đến tận chân, thấy ướt mới lo lắng và tìm cách giải quyết. Nhưng hàm chứa trong câu nói tưởng chừng đơn giản ấy là sự lên án thái độ lười biếng, thích trì hoãn của rất nhiều người. Là học sinh, nhiều bạn sẽ thường xuyên bỏ bê bài tập cho đến khi giáo viên kiểm tra. Chính thói nước đến chân mới nhảy ấy làm công việc học tập của ta bị ảnh hưởng. Bản thân ta sẽ trong trạng thái vội vã, bài làm cũng khó đạt được điểm số tốt nhất. Nó còn tạo nên tâm lí lo sợ, quen dần và làm gì ta cũng trì trệ, ỉ lại. Trong việc học thì để dồn đến ngày cuối vì lười, vì mải chơi. Vậy thì sau này khi ra ngoài xã hội, bạn sẽ như thế nào? Công việc nào mà cũng giữ thái độ như thế thì không bao giờ nhận được tôn trọng, yêu quý. Đồng thời, nó còn tác động xấu đến mọi người xung quanh, gây ảnh hưởng đến công việc của mọi người nếu không may vướng víu bởi ta. Làm mọi thứ trong vội vã rất dễ làm con người thêm căng thẳng, khó chịu dầu tất cả là do ta. Thấy khó thì ỉ lại, lười nhác nhưng cái gì tốt, cái gì hay thì ta rất nhanh chiếm lấy phần của riêng mình. Thái độ sống như vậy sẽ làm ta bị đánh giá, bản thân ta cũng khó biết mình có thể làm tốt cái gì, sống tốt như thế nào. Hãy xem xét lại bản thân để nghĩ xem nước đến chân mới nhảy có tốt đẹp hay không rồi chọn cho mình lối sống, cách sống thật phù hợp nhé!