cấu trúc địa hình VN , đặc điểm các khu vực địa hình

cấu trúc địa hình VN , đặc điểm các khu vực địa hình

0 bình luận về “cấu trúc địa hình VN , đặc điểm các khu vực địa hình”

  1. bÀI LÀM

    Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam: – Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: … – Cấu trúc địa hình khá đa dạng: + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

    NHỚ TICK HAY NHẤT Ạ

    Bình luận
  2. 1. Khu vực đồi núi a) Vùng núi Đông Bắc

    – Là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với các dãy núi cánh cung. Địa hình cacxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ.

    b) Vùng núi Tây Bắc

    – Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng  vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng tây bắc  – đông nam, có 1 số đồng bằng nhỏ trù phú.

    c) Vùng núi Trường Sơn Bắc

    – Từ sông Cả đến dãy núi Bạch Mã

    – Là vùng núi thấp, có 2 sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ngang ra biển.

    d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam

    – Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên rộng lớn.

    e) Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi núi Trung du Bắc Bộ

    Phần lớn là những thềm phù sa cổ có nươi cao tới 200m, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và miền đồng bằng.

    2. Khu vực đồng bằng a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn

    Đặc điểm

    Đồng bằng sông Hồng

    Đồng bằng sông Cửu Long

    Diện tích

    15.000 km2

    40.000 km2

    Địa hình

    Nhiều ô trũng do các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê. Không còn được bồi đắp tự nhiên.

    Cao trung bình 2 – 3 m so với mực nước biển, trên mặt đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ.

    Giá trị kinh tế

    Là 2 vùng nông nghiệp trong điểm của nước ta và tập trung gần 1/2 dân số cả nước.

    b, Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ

    – Diện tích khoảng 15 000 km2, chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hoá (3100 km2

     3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

    – Đường bờ biển nước ta dài 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên

    – Có 2 dạng bờ biển chính:

    + Bờ biển bồi tụ

    + Bờ biển mài mòn 

    – Bờ biển tại các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản

    – Bờ biển tại các vùng chân núi và hải đảo như đoạn bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu rất khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.

    – Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100 m.

    Bình luận

Viết một bình luận