Câu1.Em hãy cho biết một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta.
Câu2.Biến đổi khí hậu toàn cầu có ảnh hưởng đến vùng ven biển nước ta như thế nào .
Câu3.Hãy đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với vùng biển của nước ta
Câu 1
– Bão
– Cát bay, cát chảy
– Xâm lấn của thủy triều
– Sạt lở bờ biển…
Câu 2
– Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới ngành lĩnh vực :
+ Đối với ngành nông nghiệp
+ Tác động đến chăn nuôi, lâm nghiệp, đa dạng sinh học, cháy rừng, các hệ sinh thái đất ngập nước, nuôi trồng thủy sản…
+ Ảnh hưởng tới hoạt động giao thông vận tải
+ Ảnh hưởng đến phát triển đô thị, các khu công nghiệp và nhà ở,..
+ Chịu tác động của lũ quét, lốc xoáy, sạt lở, vùng trung du và đồng bằng chủ yếu là ngập lụt, lốc xoáy, mưa đá.
+ Ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng…
+ Ảnh hướng tới an ninh năng lượng quốc gia.
+ Ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế hộ gia đình và vấn đề di cư.
– Biến đổi khí hậu ảnh hưởng theo lãnh thổ :
+ Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể chia thành ba địa bàn lãnh thổ gồm đồng bằng, ven biển và miền núi.
+ Ảnh hưởng tới đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
+ Hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, thoái hóa đất diễn ra mạnh mẽ hơn, xâm nhập mặn.
+ Suy giảm đa dạng sinh học, sự thay đổi hệ sinh thái.
+ Tác động tới chăn nuôi gia súc, gia cầm nhất là đối với trâu bò,..
+ Gây ra lũ quét, sạt lở đất, lốc xoáy, mưa đá..
Câu 3
– Tăng cường phổ biến, truyền thông, nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cho mọi tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành nhất là những diễn biến trong bối cảnh mới.
– Có những giải pháp phù hợp,chủ động giảm thiểu và thích ứng dựa trên nguyên tắc giải quyết hài hòa, tính hiệu quả, phù hợp với diễn thế của thiên nhiên được đặt lên hàng đầu.
– Tạo ra cơ chế tạo nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính.
– Cần có những tính toán đầy đủ và phương án qui hoạch phù hợp đối với hoạt động sản xuất các ngành, lĩnh vực, phân bố dân cư và chuyển đổi phát triển kinh tế theo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ phù hợp.
– Có biện pháp chủ động ứng phó phù hợp với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với từng ngành, lĩnh vực và từng vùng phù hợp với thực tiễn đang và sẽ diễn ra.
– Cần có những giải pháp cho từng ngành, lĩnh vực và từng vùng đối với ảnh hưởng của BĐKH xét trong bối cảnh mới.
– Tăng cường khả năng chống chịu trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
– Cần có sự phối hợp với các tổ chức, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.