Câu1:giải thích vì sao da được xem là cơ quan bài tiết?Sự bài tiết của da khác gì với sự bài tiểa của thận? Câu 2:phân tích cấu tạo của da phù hợp chứ

Câu1:giải thích vì sao da được xem là cơ quan bài tiết?Sự bài tiết của da khác gì với sự bài tiểa của thận?
Câu 2:phân tích cấu tạo của da phù hợp chức năng do chúng đảm nhận ?
Câu 3:Hãy kể ra biện pháp giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu ?
Câu 4:Bộ não người gồm những phần nào ?Nêu chức năng của mỗi phần
Câu 5:Nêu nhưngx đặc điểm tiến hoá của bộ não người so với bộ não động vật thuộc lớp thú?
Câu6:Thành phần của một quan phân tích và chức năng của chúng
Câu7:thành phần của cơ quan phân tích thị giác
Câu8 phân biệt PXLĐK và PXCĐK
CÂU 9 niện pháp vệ sinh hệ thần kinh
Câu 10:Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

0 bình luận về “Câu1:giải thích vì sao da được xem là cơ quan bài tiết?Sự bài tiết của da khác gì với sự bài tiểa của thận? Câu 2:phân tích cấu tạo của da phù hợp chứ”

  1. C1:

    – Da là cơ quan bài tiết vì da tham gia vào quá trình điều hòa thân nhiệt, bài tiết mồ hôi.

    – Sự bài tiết của da khác sự bài tiết của thận:

    + Bài tiết qua da: Sản phẩm bài tiết chủ yếu là mồ hôi, bài tiết qua tuyễn bã nhờn, diện bài tiết lớn hơn qua thận.

    + Bài tiết qua thận: Sản phẩm bài tiết chủ yếu nước tiểu, trong nước tiểu chứa các chất hòa tan và sản phẩm độc hại, sự lọc máu diễn ra ở cầu thận nước tiểu được tích trữ ở bàng quang và thải ra ngoài theo đường niệu đạo.

    C2:

    * Bảo vệ cơ thể: Ở tầng biểu bì của da có tầng sừng có các tế bào chết thường xuyên bong ra có tác dụng đẩy bụi và vi khuẩn có trên lớp bề mặt lớp này ra ngoài. Các sắc tố tạo màu da có tác dụng bảo vệ da ngăn chặn sự xâm nhập của các tia bức xạ trong ánh sáng mặt trời. Móng có tác dụng bảo vệ đầu ngón tay, ngón chân. Toàn bộ lớp da tạo thành một lớp bao phủ bảo vệ cơ thể, lớp mỡ dưới da còn có chức năng tạo thành lớp đệm
    bảo vệ cơ, xương và các nội quan.
    * Thu nhận cảm giác: Trong lớp biểu bì của da có các cơ quan thụ cảm là các dây thần kinh cảm giác lan tỏa thành một mạng dày đặc giúp ta nhận biết được các kích thích cảm giác về sự tiếp xúc, nhiệt độ và đau đớn.
    * Bài tiết: Trong lớp biểu bì của da có:
    – Các tuyến mồ hôi làm nhiệm vụ lấy bã từ máu để sản xuất thành mồ hôi bài tiết
    – Các mạch máu có chức năng vừa mang chất dinh dưỡng đến nuôi da vừa mang chất bã đến cho tuyến mồ
    hôi.
    * Điều hòa thân nhiệt:
    – Sự sản xuất và bài tiết mồ hôi của da cũng góp phần điều hòa thân nhiệt
    – Lớp mỡ dưới da tạo thành lớp cách nhiệt giúp cơ thể ngăn chặn một phần sự xâm nhập nhiệt độ từ môi
    trường vào
    – Các cơ dựng lông có thể co rút gây dựng lông để điều hòa thân nhiệt; đặc biệt là chống lạnh.

    C3:

    Các biện pháp vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu:

    – Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

    – Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.

    – Khẩu phần ăn uống hợp lí:

    + Hợp vệ sinh.

    + Không ăn quá mặn, quá chua.

    + Không nên nhịn tiểu.

    + Uống đủ nước.

    C4:

    * Cấu tạo của bộ não là:

    – Não được chia làm ba phần là: đại não, thân não và tiểu não.

    * Vai trò của bộ não là:

    – Bộ não giữ nhiều chức năng vô cùng quan trọng như điều khiển chức năng của các cơ quan trong cơ thể, điều khiển lời nói, suy nghĩ, hành động, giúp con người phản ứng lại với các tình huống trong cuộc sống, điều hòa lại cơ thể khi stress, căng thẳng,… Cấu trúc não với các tổ chức khác nhau, mỗi cấu trúc lại có một chức năng riêng biệt, vừa độc lập vừa thống nhất với nhau tham gia chung vào chức năng điều khiển cơ thể của bộ não.

    C5:

    Đặc điểm của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp yhú là:

    – Cấu tạo:

    + Đại não người phát triển rất mạnh, khối lượng lớn, phủ lên tất cả các phần còn lại của bộ não.

    + Diện tích của vỏ não cũng tăng lên rất nhiều do có các rãnh và các khe ăn sâu vào bên trong, là nơi chứa số lượng lớn nơron.

    – Chức năng: Vỏ não người còn xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) nằm gầm vùng vận động, đồng thời cũng hình thành vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, nằm gần vùng thính giác và thị giác.

    C7:

    Thành phần của cơ quan phân tích thị giác:

    – Các tế bào cảm thụ thị giác.

    – Dây thần kinh số 8.

    – Cơ quan phân tích thị giác ở hệ thần kinh trung ương.

    C8:

    – Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh, được di truyền, mang tính chất của loài, tương đối ổn định trong suốt đời sống của cá thể, là phản xạ phát sinh khi có kích thích thích ứng tác động lên các trường thụ cảm nhất định.  Các phản xạ có điều kiện là các phản xạ tập nhiễm được trong đời sống của cá thể, mang tính chất của cá thể, có thể bị mất đi khi điều kiện tạo ra nó không còn nữa, là phản xạ có thể được hình thành với các loại kích thích khác nhau tác động lên các trường thụ cảm khác nhau.  
    – Phản xạ có điều kiện à các phản xạ có điều kiện được hình thành với các dấu hiệu hay đặc điểm tự nhiên của kích thích không điều kiện, được thành lập trên cơ sở của bất cứ phản xạ không điều kiện nào, nên có thể phân loại các phản xạ có điều kiện theo các phản xạ không điều kiện. Tuy nhiên, theo cách thức hình thành, theo tính chất của các kích thích có thể phân chia các phản xạ có điều kiện thành các phản xạ có điều kiện tự nhiên, phản xạ có điều kiện nhân tạo.
    C9:

    Cần chú ý giữ gìn hệ thần kinh bằng các cách sau:

    – Không làm việc quá sức.

    – Đảm bảo giấc ngủ để phục hồi súc, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học.

    – Tránh các kích thích quá mạnh về âm thanh và ánh sáng.

    – Tránh sử dụng các chất kích thích có chất gây nghiên có hại cho hệ thần kinh.

    – Giữ gìn vệ sinh tai, mắt…

    C10:

    – Sự giống nhau: Đều có các tế bào tuyến tiết ra chất tiết.

    – Sự khác nhau:

    + Tuyến nội tiết: chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích.

    + Tuyến ngoại tiết: chất tiết theo ống dẫn tới các cơ quan tác động.

    $#Blink$ $\boxed{\text{@Rosé}}$

    Bình luận

Viết một bình luận