Câu1:Nêu các chính sách cai trị của Phong Kiến Phương Bắc với nước ta Câu 2 :Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh Quân Nam Hán như thế nào ??? Câu 3: Nêu chiến

Câu1:Nêu các chính sách cai trị của Phong Kiến Phương Bắc với nước ta
Câu 2 :Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh Quân Nam Hán như thế nào ???
Câu 3: Nêu chiến thắng Bạch Đằng năm 938

0 bình luận về “Câu1:Nêu các chính sách cai trị của Phong Kiến Phương Bắc với nước ta Câu 2 :Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh Quân Nam Hán như thế nào ??? Câu 3: Nêu chiến”

  1. Câu 1:

    – Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

    – Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt

    – Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,…

    – Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

    Câu 2:

    *Năm 937,Ngô Quyền kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.Lập trận địa cọc ngầm trên sông Bạch đằng bằng cách cho quân lên rừng chặt những cây gỗ dài và đẽo nhọn.Sau đó dùng sức để cắm các cây cọc xuống sông,cho quân mai phục hai bên bờ.

    Câu 3:

    *ý nghĩa:

    +Chiến thắng Bạch Đằng đập tan âm mưu xâm lược nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.

    +Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân,tạo niềm tin,niềm tự hào của dân tộc sâu sắc

    +đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc.chấm dứt hoàn toàn thời kỳ đấu tranh giành độc lập.

    (Đây là cô mik ôn cho,mik chép trong vở ra,hoàn toàn ko mạng nhé!)

    Cho mik c5 sao,CTLHN để mik có thêm động lực nhé,chúc bn học tốt,thi điểm cao!!

    Bình luận
  2. Câu 1 :

    – Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

    – Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

    – Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,…

    – Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…

    Câu 2 :

    -Ngô Quyền (898 – 944), người Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

    -Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

    -Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

    -Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch – Quảng Tây – Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.

    -Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình – Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

    -Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

    -Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

    Câu 3 :

    Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Tĩnh Hải quân (vào thời đó, Việt Nam chưa có quốc hiệu chính thức) do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, người Việt giành thắng lợi nhờ kế sách cắm cọc nhọn dưới lòng sông Bạch Đằng của Ngô Quyền .

     cho mik câu trả lời hn nha bn

    Bình luận

Viết một bình luận