Câu1:Tại sao khi thả một cục đường vào nước và khuấy lên cục đường lại tan vào nước Câu2:Tính khối lượng nước sôi 100⁰C cần thêm vào thùng nước 20kg n

Câu1:Tại sao khi thả một cục đường vào nước và khuấy lên cục đường lại tan vào nước
Câu2:Tính khối lượng nước sôi 100⁰C cần thêm vào thùng nước 20kg nước 15⁰C để thu được nước ấm 30⁰C.Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K
Câu3:Một xe cẩu có công suất 15kW để nâng một vật nặng 1 tấn lên độ cao 6m.Biết hiệu suất cảu động cơ là 80%
a)Tính công có ích của động cơ
b)Tính thời gian nâng vật

0 bình luận về “Câu1:Tại sao khi thả một cục đường vào nước và khuấy lên cục đường lại tan vào nước Câu2:Tính khối lượng nước sôi 100⁰C cần thêm vào thùng nước 20kg n”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     Câu 1 : Khi thả một cục đường vào nước và khuấy lên cục đường thành các hạt đường . Mà giữa các phân tử đường và nước có khoảng cách nên lúc khuấy các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường

    ⇒ Cục đường vào nước và khuấy lên cục đường lại tan vào nước

     Câu 2 :

    $t_{1}=100^{o}C$

    $m_{2}=20kg$

    $t_{2}=15^{o}C$

    $c_{2}=4200J/kg.K$

    $t=30^{o}C$

    $m_{1}=?$

    Gọi khối lượng nước sôi $100^{o}C$ cần thêm vào thùng nước là $m_{1}(kg)$

    Nhiệt lượng nước sôi tỏa ra là :

    $Q_{toả}=m_{1}.c_{1}.Δt_{1}=m_{1}.4200.(100-30)=294000m_{1}(J)$

    Nhiệt lượng nước $15^{o}C$ thu vào là :

    $Q_{thu}=m_{2}.c_{2}.Δt_{2}=20.4200.(30-15)=1260000(J)$

    Phương trình cân bằng nhiệt :

    $Q_{toả}=Q_{thu}$

    $294000m_{1}=1260000$

    $m_{1}≈4,29kg$
    Vậy khối lượng nước sôi $100^{o}C$ cần thêm vào thùng nước là $4,29kg$

     Câu 3 :

    $\mathscr{P}=15kW=15000W$

    $m=1taasn=1000kg$
    $h=6m$

    $H=80$%
    $a, A_{ci}=?$

    $b,t=?$

    a, Trọng lượng của vật là :

    $P=10m=10.1000=10000(N)$

    Công có ích của động cơ là :

    $A_{ci}=P.h=10000.6=60000(J)$

    b, Công toàn phần của động cơ là :

    $H=\frac{A_{ci}}{A_{tp}}.100$%$ =80$% ⇒ $\frac{A_{ci}}{A_{tp}}=0,8$

    ⇒ $A_{tp}=\frac{A_{ci}}{0,8}=\frac{60000}{0,8}=75000(J)$ 

    Thời gian nâng vật là :

    $t=\frac{A_{tp}}{\mathscr{P}}=\frac{75000}{15000}=5(s)$

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Câu 1:
    Vì khi khuáy lên, các phân tử của đường đan xem vào khoảng cách giữa các phân tử nước nen nó tan ra.
    Câu 3:
    Tóm tắt:
    Pviết hoa=15kW=15000W
    m=1000kg
    s=6m
    H=80%
    ________________________________
    a, Aci=?
    b, t=?
                                                              Giải
    a, Công của vật là:
    ADCT:A=F.s⇒A=P.s⇒A=10.1000.6=60000(J)
    Công có ích đưa vật lên là:
    ADCT:H=$\frac{Aci}{A}$ ⇒Aci=H.A⇒Aci=80%.60000=48000(J)
    b, thời gian nâng vật lên là:
    ADCT:Pviếthoa=$\frac{A}{t}$ ⇒t=$\frac{A}{P}$ ⇒t=$\frac{60000}{15000}$ ⇒t=4(s)
    Vậy…

    Bình luận

Viết một bình luận